Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện nay, lượng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (viết tắt là VK, VLN, CCHT) tồn đọng trong nhân dân và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn nhiều; các hành vi chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép VK, VLN, CCHT vẫn xảy ra ở một số nơi; các đối tượng hình sự đã sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng; việc sử dụng vật liệu nổ trái phép đã gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại lớn về kinh tế và tính mạng, sức khỏe của người dân…
Các loại VK, VLN, CCHT người dân cần nhận biết để khai báo, giao nộp:
Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định để thi hành công vụ, như: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi...; đạn các loại sử dụng cho các vũ khí này.
Bạn đang xem: Vũ khí công cụ hỗ trợ là gì
Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm: thuốc nổ, tiền chất thuốc nổ, kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ...
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này. Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa. Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ. Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh.
Trong thời hạn 03 ngày (kể từ ngày khai báo) cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự giác mang các loại VK, VLN, CCHT đang lưu giữ trái phép đến trụ sở cơ quan Quân đội, Công an hoặc UBND nơi gần nhất để giao nộp. Các trường hợp tự giác giao nộp sẽ không bị bất kỳ hình thức xử lý nào. Các trường hợp đã khai báo nhưng không chủ động giao nộp hoặc gian dối trong khai báo, cố tình cất giấu, các lực lượng chức năng sẽ có biện pháp để thu giữ và sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Module 20 sử dụng các thiết bị dạy học, module 20: sử dụng các thiết bị dạy học ở thpt
Mọi thông tin về tội phạm và vi phạm pháp luật về VK, VLN, CCHT, đề nghị các tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời cho cơ quan Công an nơi gần nhất, số điện thoại 113 hoặc số điện thoại 02373.725.725, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của mọi người, mọi nhà./.
Công cụ hỗ trợ là vật dụng không thể thiếu đối với người thi hành công vụ. Bài viết dưới đây quy định về đối tượng và loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trong Công an nhân dân
Mục lục bài viết
Đối tượng và loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trong Công an nhân dân (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Đối tượng và loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trong Công an nhân dân
Theo Điều 3, Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định đối tượng và loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trong Công an nhân dân như sau:
STT | Đối tượng | Loại vũ khí |
1 | Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an | Được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn, các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho các loại súng được trang bị; Lưu ý: Đối tượng 1, 4, 5 được trang bị vật liệu nổ quân dụng. |
2 | Trại giam, trại tạm giam | |
3 | Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện | |
4 | Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) | |
5 | Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh | |
6 | Công an xã, phường, thị trấn | Được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, áo giáp, dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, các loại vũ khí thô sơ; |
Theo đó, Công an các đơn vị, địa phương căn cứ quy định nêu trên lập dự trù số lượng, loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cần trang bị gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
2. Thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân
Thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-BCA như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho toàn lực lượng Công an nhân dân; quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương mới được thành lập.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) căn cứ loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã được trang bị để quyết định trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý.
- Trường hợp Công an cấp tỉnh khi có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bằng nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có báo cáo gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.