Bộ Gdđt Phát Động Cuộc Thi Xây Dựng Thiết Bị Dạy Học Số Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 1338/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BANHÀNH THỂ LỆ CUỘC THI XÂY DỰNG THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ LẦN THỨ I, NĂM 2022

BỘ TRƯỞ
NG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc giađến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03 tháng 9 năm2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giảipháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáodục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệthông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, địnhhướng 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 457/KH-BGDĐT ngày 26 tháng 4năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi
Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất.

Bạn đang xem: Thiết bị dạy học số bộ giáo dục

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ Cuộc thi Xây dựngthiết bị dạy học số lần thứ I, năm 2022.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất,thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi, thành viên Tổ Thư ký Cuộc thi và Thủ trưởngcác đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để p/h chỉ đạo); - Các Sở GDĐT (để t/h); - Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT; - Lưu: VT, CSVC.

KT. BỘ TRƯỞ
NG THỨ TRƯỞ
NG Phạm Ngọc Thưởng

THỂ LỆ

CUỘCTHI XÂY DỰNG THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ LẦN THỨ I, NĂM 2022(Ban hành kèm theo Quyết định số 1338/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

1. Khơi dậy ý thức chủ động, sáng tạo xây dựng thiếtbị dạy học số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Xây dựng và phát triển Kho học liệu số về thiếtbị dạy học số có chất lượng. Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộngrãi trong các cơ sở giáo dục.

3. Bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy họccó chất lượng, đã được kiểm duyệt để sử dụng trong công tác dạy và học tại cáccơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trangthiết bị dạy học. Hỗ trợ các đơn vị trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học tốithiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theođúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng vàhình thức dự thi

1. Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toànquốc.

2. Đối tượng dự thi

a) Các cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang cư trú tại Việt
Nam quan tâm đều có thể nộp sản phẩm tham dự Cuộc thi (sau đây gọi chung là tácgiả); các cá nhân chưa đủ 18 tuổi khi tham dự Cuộc thi phải được sự đồng ý củangười giám hộ;

b) Thành viên của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ Thưký giúp việc Ban Tổ chức, Hội đồng đánh giá không được phép dự thi.

3. Hình thức dự thi: Các tác giả có thể dự thi theohình thức cá nhân hoặc nhóm tác giả. Một nhóm tác giả không quá 03 (ba) thànhviên.

Điều 3. Sản phẩm dự thi

1. Sản phẩm dự thi là thiết bị dạy học được xây dựng/thiếtkế/số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ chocông tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên. Cụ thể:

a) Tư liệu dạy học: Bộ tranh ảnh, video clip;

b) Phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo;

c) Thiết bị thí nghiệm thực hành được kết nối và cóthể tương tác được trên máy tính;

d) Các sản phẩm không thuộc điểm a, b, c của khoản1 Điều này nhưng có thể sử dụng trên môi trường số để tăng cường sự trải nghiệmcủa người học và có thể thay thế thiết bị dạy học truyền thống.

2. Yêu cầu về sản phẩm dự thi

a) Sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính khoa học, thẩmmỹ và sư phạm, phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GDĐT về mục tiêu, yêu cầu, nộidung và phương pháp dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như

b) Sản phẩm có thể thay thế các thiết bị dạy họctruyền thống hoặc những thiết bị thí nghiệm/dụng cụ thí nghiệm không thể sử dụngđược trong lớp học;

c) Sản phẩm dự thi không vi phạm các quy định Luậtsở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan (nếu có).

Điều 4. Thời gian tổ chức Cuộcthi

2. Thời gian hoàn thành việc đánh giá sản phẩm ở

Điều 5. Điều kiện đối với nhữngngười tham gia tổ chức Cuộc thi

1. Những người tham gia tổ chức Cuộc thi phải có phẩmchất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và không trong thời gian bị kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản1 Điều này, thành viên các Hội đồng đánh giá còn phải là những người có năng lựcchuyên môn tốt, có kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội đánh giá. Nhữngngười có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột,chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọichung là người thân) có sản phẩm dự thi không được tham gia các Hội đồng đánhgiá của Cuộc thi.

Chương II

TỔ CHỨC CUỘC THI

Điều 6. Đăng ký và nộp sản phẩmdự thi

1. Các sản phẩm dự thi phải được đăng ký và nộptheo hình thức trực tuyến tại website của Cuộc thi: http://tbdhs.moet.gov.vn

2. Những nội dung cần nộp:

a) Tệp dữ liệu chứa sản phẩm dự thi: Sản phẩm dựthi (thiết bị dạy học số) được đóng gói dưới dạng tập tin nén (.zip). Đối vớicác sản phẩm dự thi là kết nối dụng cụ thí nghiệm thực hành với máy vi tính phảinộp/trình bày sản phẩm thực tế khi có yêu cầu từ Ban Tổ chức Cuộc thi hoặc Hộiđồng đánh giá Vòng Sơ khảo/Chung khảo;

b) Mô tả về sản phẩm dự thi: chứa đầy đủ thông tinvề thiết kế và mô tả sản phẩm dự thi, thuyết minh về tính ứng dụng và thực tiễntrong việc dạy và học được lưu dưới định dạng .pdf;

c) Video clip ứng dụng sản phẩm trong quá trình dạyvà học, được xuất bản theo một trong các định dạng sau: .MP4 (thời lượng khôngquá 10 phút).

3. Đối với các sản phẩm dự thi theo nhóm tác giả:nhóm tác giả sử dụng tài khoản của một thành viên trong nhóm để đăng ký sản phẩmdự thi; khi đăng ký sản phẩm cần điền đầy đủ thông tin của các thành viên trongnhóm tác giả và các thông tin theo hướng dẫn.

4. Các tác giả có thể đăng ký một hoặc nhiều sản phẩmdự thi. Mỗi sản phẩm chỉ được đăng ký dự thi 01 lần.

5. Khi đăng ký sản phẩm dự thi, tác giả phải chọnđơn vị đăng ký là Sở GDĐT nơi tác giả đang công tác, học tập và làm việc.

Điều 7. Đánh giá sản phẩm Vòng
Sơ khảo

1. Sở GDĐT chủ trì thực hiện đánh giá sản phẩm dựthi Vòng Sơ khảo.

2. Hội đồng đánh giá Vòng Sơ khảo của Cuộc thi do Sở
GDĐT thành lập gồm các thành phần sau:

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở GDĐT;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo cấp phòng của Sở
GDĐT;

c) Thư ký: Chuyên viên các phòng của Sở GDĐT, lãnhđạo và giáo viên trường phổ thông;

d) Giám khảo: Mỗi môn học có một Tổ giám khảo gồm tốithiểu 03 người do Tổ trưởng phụ trách trực tiếp. Thành viên tổ giám khảo làchuyên viên của sở GDĐT/lãnh đạo trường phổ thông/giáo viên. Trong đó, có ít nhất01 người trực tiếp giảng dạy môn học mà sản phẩm dự thi hướng đến. Tùy theo sốlượng sản phẩm Hội đồng đánh giá có thể tổ chức nhiều Tổ Giám khảo cho cùng mộtmôn học.

3. Nguyên tắc đánh giá:

a) Tổ Giám khảo thực hiện đánh giá sản phẩm dựatrên tiêu chí của Thể lệ Cuộc thi. Tổ trưởng Tổ Giám khảo của môn học căn cứtình hình thực tế để quyết định hình thức làm việc của Tổ Giám khảo là tậptrung hoặc độc lập;

b) Điểm đánh giá cuối cùng của sản phẩm tại Vòng Sơkhảo là điểm trung bình của các Giám khảo đánh giá bài thi đó;

c) Các Sản phẩm dự thi vi phạm đường lối, chủtrương và chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các sản phẩm không phù hợpđể sử dụng trong dạy và học phải được hủy bỏ.

4. Tổ chức thực hiện đánh giá sản phẩm:

a) Sở GDĐT sử dụng tài khoản được Bộ GDĐT cấp trênwebsite của Cuộc thi để tạo tài khoản cho các Giám khảo và phân công giám khảođánh giá;

b) Các giám khảo đánh giá và cho điểm từng sản phẩmtrực tiếp tại website của Cuộc thi. Trong trường hợp cần thiết, Giám khảo có thểđề nghị Sở GDĐT yêu cầu Tác giả của các sản phẩm tại điểm c khoản1 Điều 3 của Thể lệ này nộp sản phẩm thực tế để tổ chức đánh giá.

5. Căn cứ kết quả đánh giá của các Tổ Giám khảo, Hộiđồng đánh giá Vòng Sơ khảo quyết định và phân loại các sản phẩm thành các nhómnhư sau:

a) Nhóm 1: Các sản phẩm không được công bố và sử dụng;

b) Nhóm 2: Các sản phẩm có thể công bố rộng rãi, sửdụng ngay trong công tác dạy và học;

c) Nhóm 3: Các sản phẩm thuộc Nhóm 2 và được Hội đồngđánh giá Vòng Sơ khảo đề nghị tham gia Vòng Chung khảo (tối đa không quá 10% tổngsố sản phẩm của Nhóm 2).

Điều 8. Đánh giá sản phẩm Vòng
Chung khảo

1. Bộ GDĐT thành lập Hội đồng đánh giá Vòng Chungkhảo đối với các sản phẩm được sở GDĐT đề xuất tham gia Vòng Chung khảo, gồm:

a) Lãnh đạo Hội đồng: Lãnh đạo cấp Cục/Vụ của Bộ
GDĐT;

b) Thư ký Hội đồng: Chuyên viên các Cục/Vụ của Bộ
GDĐT;

c) Giám khảo: Giáo viên, giảng viên, chuyên giagiáo dục am hiểu về thiết bị dạy học và giảng dạy.

2. Nguyên tắc đánh giá:

a) Giám khảo thực hiện đánh giá sản phẩm dựa trêntiêu chí được quy định trong Thể lệ Cuộc thi. Chủ tịch Hội đồng đánh giá Vòng
Chung khảo quyết định cách thức làm việc của Hội đồng;

b) Điểm đánh giá cuối cùng của sản phẩm tại Vòng
Chung khảo là điểm trung bình của các Giám khảo đánh giá bài thi đó.

3. Căn cứ kết quả đánh giá của các Tổ Giám khảo, Hộiđồng đánh giá Vòng Chung khảo đề xuất các sản phẩm đạt giải và gửi Ban Tổ chức
Cuộc thi.

4. Tổ chức thực hiện đánh giá sản phẩm:

a) Ban Tổ chức tạo tài khoản và phân công Giám khảođánh giá theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá Vòng Chung khảo;

b) Các Giám khảo cho điểm đánh giá từng sản phẩm trựctiếp tại website của Cuộc thi. Trong trường hợp cần thiết, Giám khảo có thể đềnghị Ban Tổ chức yêu cầu các sản phẩm tại điểm c khoản 1 Điều 3của Thể lệ này nộp sản phẩm thực tế để tổ chức đánh giá.

Điều 9. Thang điểm, tiêu chíđánh giá

1. Các sản phẩm dự thi được chấm theo thang điểm100, là số tự nhiên.

2. Tiêu chí đánh giá

a) Tính khoa học: 30 điểm;

b) Tính sư phạm và thẩm mỹ: 25 điểm;

c) Tính sáng tạo và ứng dụng: 30 điểm;

d) Tiêu chí khác: 15 điểm.

3. Chi tiết tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi đượcquy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 10. Xếp giải Cuộc thi

1. Các giải của Cuộc thi:

a) Giải thưởng dựa trên kết quả đánh giá của Hội đồngđánh giá Vòng Chung khảo gồm có: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyếnkhích.

b) Giải thưởng do xã hội bình chọn: Ban Tổ chứctrao giải cho 10 sản phẩm dự thi được xã hội bình chọn và đánh giá cao nhấttrên website của Cuộc thi.

2. Xếp giải và cơ cấu giải thưởng của vòng Chung khảo:

a) Các sản phẩm dự thi được xếp thứ tự của toàn Cuộcthi theo điểm đạt được từ cao xuống thấp để xếp giải;

b) Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượtquá 30% số sản phẩm được tham gia Vòng Chung khảo. Trong đó, số lượng giải Nhấtkhông vượt quá 5% tổng số giải; số lượng giải Nhì không vượt quá 10% tổng số giải;số lượng giải Ba không vượt quá 25% tổng số giải.

c) Tùy theo chất lượng sản phẩm của Cuộc thi, Ban Tổchức có thể xem xét lựa chọn 01 sản phẩm đạt giải Nhất để trao giải Đặc biệt.

d) Dự kiến giải thưởng:

- Giải Nhất: 01 máy tính xách tay;

- Giải Nhì: 01 máy tính để bàn;

- Giải Ba: 01 máy tính bảng;

- Giải Khuyến Khích và Giải thưởng do xã hội bìnhchọn: 01 máy tính bảng.

Xem thêm: Bàn Họp 1M6 Trắng Se1608T - Bàn Họp Hiện Đại Đẹp Rẻ 1M6 01

Điều 11. Quyền lợi của các tácgiả

1. Các tác giả có sản phẩm đạt giải Đặc biệt, Nhất,Nhì trong Cuộc thi được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

2. Các tác giả có sản phẩm đạt giải Ba, giải Khuyếnkhích và giải thưởng do xã hội bình chọn được cấp Giấy chứng nhận đạt giải của
Ban Tổ chức Cuộc thi.

3. Các tác giả có sản phẩm tham gia Vòng Chung khảonhưng không đạt giải được cấp Giấy chứng nhận tham gia Vòng Chung khảo của Ban
Tổ chức Cuộc thi.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ
GDĐT

1. Chỉ đạo tổ chức Cuộc thi; quyết định phương án xửlý các tình huống bất thường, các tình huống phát sinh trong Cuộc thi.

2. Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồngđánh giá Vòng Chung khảo để chỉ đạo và tổ chức Cuộc thi.

3. Huy động các nguồn xã hội hóa để trao giải, khenthưởng cho Cuộc thi.

Điều 13. Trách nhiệm của các Sở
GDĐT

1. Phổ biến Thể lệ Cuộc thi đến tất cả các cơ sởgiáo dục trên địa bàn.

2. Chỉ đạo các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục tổ chức,hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh tham gia dự thi. Hỗtrợ kinh phí đi lại, ăn ở cho các tác giả được tham dự lễ trao giải;

3. Chủ trì tổ chức đánh giá Vòng Sơ khảo của Cuộcthi; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho hoạt động đánh giá Vòng Sơkhảo của Cuộc thi (ở đơn vị cấp tỉnh).

Điều 14. Trách nhiệm của cáccơ sở giáo dục

1. Phổ biến Thể lệ Cuộc thi này đến toàn thể giáoviên trong nhà trường.

2. Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợiđể giáo viên, học sinh có thể tham gia Cuộc thi.

Điều 15. Trách nhiệm của tácgiả tham gia Cuộc thi

1. Nghiên cứu kỹ Thể lệ Cuộc thi.

2. Xây dựng và nộp sản phẩm dự thi đúng yêu cầu,đúng thời gian quy định.

3. Phối hợp với Ban Tổ chức, đơn vị chủ quản trongviệc đăng ký dự thi, nộp sản phẩm dự thi; tham gia các diễn đàn trao đổi vàchia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng khi có yêu cầu.

PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ(Ban hành kèm theo Quyết định số 1338/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Tiêu chí đánh giá

Nội dung tiêu chí

Điểm tối đa

1

Tính khoa học

a) Bám sát yêu cầu về thiết bị dạy học tối thiểu và nội dung giảng dạy

10

b) Thể hiện được mục đích, yêu cầu của bài học mà sản phẩm hướng đến

10

c) Tính chính xác về khoa học

10

2

Tính sư phạm và thẩm mỹ

a) Tính trực quan, định hướng hoạt động nhận thức tích cực và kích thích khả năng sáng tạo, tư duy học tập của người học

10

b) Nội dung kiến thức có thể truyền tải

10

c) Khả năng tương tác với người học

5

3

Tính sáng tạo và ứng dụng linh hoạt

a) Ý tưởng thiết kế

10

b) Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều lớp học, môn học và các chủ đề dạy học khác nhau

10

c) Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều phương thức, phương pháp dạy học khác nhau

Khoá học hướng dẫn thiết kế thiết bị dạy học số cho người mới bắt đầu, người muốn dự thi các cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số trên cả nước.
*
Bùi Duy Phương 2 Đánh giá 380 Học viên

Bạn sẽ học được gì

Lợi ích khoá học:

1. Bạn sẽ học được gì?

Các khái niệm cơ bản: Hiểu rõ về thiết bị dạy học số, phân biệt với các hình thức dạy học khác.Kỹ năng sử dụng công cụ: Thành thạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng để tạo ra các thiết bị dạy học tương tác.Quy trình thiết kế: Xây dựng một thiết bị dạy học từ khâu lên ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm.Phương pháp tạo tương tác: Sử dụng các yếu tố tương tác để tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.Các xu hướng mới: Cập nhật những xu hướng mới nhất trong thiết kế thiết bị dạy học số.

2.Bạn sẽbiết cách

Tạo ra các bài giảng tương tác: Sử dụng hình ảnh, âm thanh, video, trò chơi để thu hút học sinh.Thiết kế các bài kiểm tra, trò chơi giáo dục: Giúp học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.Tối ưu hóa trải nghiệm học tập: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng đối tượng học sinh.Chuyển đổi tài liệu tĩnh thành nội dung tương tác: Tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.Sử dụng các tính năng nâng cao của phần mềm: Tạo ra các thiết bị dạy học chuyên nghiệp.

3.Bạn sẽ sở hữu

Một bộ kỹ năng thiết kế e
Learning chuyên nghiệp:
Tự tin tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.Những thiết bị dạy học độc đáo: Khẳng định phong cách giảng dạy riêng.Một lợi thế cạnh tranh: Trong việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy.

4.Bạn sẽ có được

Sự tự tin: Khi trình bày bài giảng trước lớp học.Niềm vui: Khi thấy học sinh hứng thú với bài học của mình.Cơ hội: Tham gia các dự án giáo dục sáng tạo.

5.Bạn sẽ trở thành

Một nhà thiết kế e
Learning tài năng:
Tạo ra những trải nghiệm học tập tuyệt vời.Một giáo viên hiện đại: Luôn cập nhật những công nghệ mới nhất.Người truyền cảm hứng: Đưa công nghệ vào lớp học.

Giới thiệu khóa học

Khóa học Xây Dựng Thiết Bị Dạy Học Số Chuyên Sâu được thiết kế dành cho những người mới bắt đầu muốn học cách thiết kế thiết bị dạy học số và những ai muốn tham gia các cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số trên cả nước. Khóa học cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về quy trình thiết kế và phát triển thiết bị dạy học số, giúp học viên tự tin tạo ra các sản phẩm sáng tạo và hiệu quả.

Nội dung khoá học:

1. Giới thiệu về Thiết bị dạy học số, phân biệt giữa bài giảng e
Learning với thiết bị dạy học số.

2. Kiến thức nền tảng để tạo TBDHS tương tác

3. Ứng dụng tạo TBDHS tương tác cao: Làm quá trình sinh trưởng của hạt đậu

4. Thực hành kiến thức thông qua làm Thí nghiệm đưa trứng vào chai

5. Tôi đã làm ra bài Các thiết bị điện trong nhà như thế nào

6. Các công cụ bổ sung làm TBDHS đỉnh cao

7. Xuất bản bài giảng và nộp bài

Kết quả đạt được:Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ:

- Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế thiết bị dạy học số.

- Sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm thiết kế thiết bị dạy học số.

- Tự tin tạo ra các sản phẩm thiết bị dạy học sáng tạo, tương tác và hiệu quả.

- Chuẩn bị tốt cho các cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số trên cả nước, nâng cao cơ hội đạt giải.

Đối tượng tham gia:

Khóa học này phù hợp với:

- Người mới bắt đầu quan tâm đến thiết kế thiết bị dạy học số.

- Giáo viên và cán bộ giáo dục muốn nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số.

- Những ai muốn tham gia các cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số trên cả nước.


Nội dung khóa học


Chương 1: Chuẩn bị trước khoá học

4 Bài học - 10 phút


Nhóm Zalo hỗ trợ kỹ thuật Cài đặt phần mềm Storyline 2:52 Các lỗi thường gặp khi cài đặt phần mềm storyline 3 Phân biệt thiết bị dạy học số với bài giảng e-learning 7:43
Chương 2: Kiến thức nền tảng để tạo TBDHS tương tác

11 Bài học - 1 giờ 51 phút


Bài 2.1 Biến hình đối tượng với state và trigger 13:57 Bài 2.2 Làm thiết bị dạng tư liệu về mội nột dung thông quay layer (P1) 17:34 Bài 2.3 Làm thiết bị dạng tư liệu về một nội dung thông quay layer (P2)) 6:27 Bài 2.4 Sử dụng Slider (phần 1) 9:16 Bài 2.5 Làm Chu kì mặt trăng sử dụng công cụ Slider 8:41 Bài 2.6 Sử dụng biến để làm TBDHS 2:32 Bài 2.7 Tạo thiết bị tính điểm số phần 1 15:27 Bài 2.8 Tạo thiết bị tính tiến bằng biến số (phần 2a) 7:29 Bài 2.9 Tạo thiết bị tính tiền bằng biến số (phần 2b) 18:29 Bài 2.10 Sử dụng marker làm thiết bị văn học, lịch sử, khoa học,.. 11:50 Bài 2.11 Tìm hiểu thêm ý nghĩa các câu lệnh trong phần mềm Articualte Storyline
Chương 3: Ứng dụng tạo TBDHS tương tác cao: Làm quá trình sinh trưởng của hạt đậu

9 Bài học - 1 giờ 3 phút


Tư liệu chương 3 Bài 3.2 Làm bình tưới biến số và nút 5:45 Bài 3.3 Tạo các state (trạng thái) cho hạt đậu 9:10 Bài 3.4 Làm cho cây đậu lớn lên 13:25 Bài 3.5 Thay đổi trạng thái của bình tưới và thiết lập cho học sinh làm lại 6:51 Bài 3.6 Tạo hiệu ứng cho bác nông dân di chuyển lặp lại mãi 5:12 Bài 3.7 Tạo trigger mưa nắng 10:33 Bài 3.8 Làm cho 1 vật thay đổi trạng thái liên tục theo thời gian 11:04
Chương 4: Thực hành kiến thức thông qua làm Thí nghiệm đưa trứng vào chai

8 Bài học - 1 giờ 14 phút


Tư liệu chương 4 Bài 4.2 Tạo nút hướng dẫn và giải thích 12:18 Bài 4.3 Tạo hiệu ứng đốt diêm và cho vào lọ 13:59 Bài 4.4 Tạo hiệu ứng kéo quả trứng đặt lên miệng chai 5:57 Bài 4.5 Tạo hiệu ứng cho trứng chui qua miệng chai và rơi xuống 17:48 Bài 4.6 Làm xuất hiện cảnh báo nếu học sinh không làm đúng quy trình 11:43 Bài 4.7 Làm thế nào để học sinh có thể làm lại thí nghiệm 9:45
Chương 5: Tôi đã làm ra bài Các thiết bị điện trong nhà như thế nào

8 Bài học - 1 giờ 3 phút


Tư liệu chương 5 Bài 5.1 Kĩ thuật tìm kiếm hình ảnh 10:44 Bài 5.2 Xử lí ảnh sau khi tải về 16:10 Bài 5.3 Tạo hiệu ứng bật tắt đèn và quạt 7:37 Bài 5.4 Tạo tài khoản trên trang tìm kiếm âm thanh phục vụ làm thiết bị dạy học số 6:16 Bài 5.5 Cách làm bấm vào 1 vật thì phát âm thanh 6:44 Bài 5.6 Làm nút bật tắt tivi 10:53 Bài 5.7 Làm hiệu ứng bật tắt màm hình tivi 4:52
Chương 6: Các công cụ bổ sung làm TBDHS đỉnh cao

2 Bài học - 2 giờ 17 phút


Bài 6.1 Cài đặt phần mềm Illusstrator 5:41 Bài 6.2 Sử dụng phần mềm Illustrator tìm kiếm xử lí hình ảnh tạo TBDHS đỉnh cao 132:08
Chương 7: Xuất bản bài giảng và nộp bài

5 Bài học - 57 phút


Bài 7.1 Xuất bản bài giảng đúng chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo 17:03 Bài 7.2 Hướng dẫn làm video ứng dụng thiết bị trong dạy học và File Word, pdf Mô tả sản phẩm dự thi 12:19 Bài 7.4 Sửa lỗi báo bị virut khi up bài lên nộp trên web của bộ 3:12 Bài 7.5 Cách làm video giới thiệu thiết bị dạy học số nhanh gọn 16:42

Thông tin giảng viên


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *