Từ rất lâu trước đây, con người đã sử dụng khói, đèn, cờ hay những âm thanh như tiếng còi, tiếng trống để truyền đi thông điệp. Do đó, dưới sự phát triển của nhiều ngành khoa học khác nhau, cách thức để phát và nhận tín hiệu cũng dần trở nên hiện đại, nhanh chóng. Nhờ có các thiết bị viễn thông tân tiến, mọi hoạt động liên lạc, kết nối đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Vậy hãy cùng xem thiết bị viễn thông là gì nhé!
1. Thiết bị viễn thông là gì?
Trên thực tế, mọi người rất hay đề cập tới cụm từ “điện tử” và “viễn thông” đi kèm với nhau. Ví dụ như ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, các thiết bị điện tử viễn thông,…Vậy giữa chúng có mối quan hệ mật thiết nào chăng?
Về điện tử, đây là lĩnh vực chuyên nghiên cứu và tạo ra bộ não điều khiển cho thiết bị thông minh thông qua các vi mạch. Mà viễn thông lại ứng dụng các máy móc, phương tiện ấy để thực hiện chức năng truyền dẫn dữ liệu.
Bạn đang xem: Những thiết bị thông tin viễn thông
Cụ thể nghĩa là, ngành Viễn thông sẽ đóng vai trò làm người tiếp nhận, truyền, xử lý những ký hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết,…dựa trên sóng vô tuyến điện, cáp, thiết bị viễn thông. Từ đó, giúp con người trao đổi, liên lạc một cách dễ dàng hơn, không bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết hay khoảng cách địa lý.
Vậy nên, Luật Viễn thông vào năm 2009 đã định nghĩa, thiết bị viễn thông là những thiết bị kỹ thuật, gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông. Vì thế, mọi người nôm na có thể hiểu, đây sẽ là những thiết bị thông minh, có một trong các chức năng thu nhận, phân giải, gửi thông tin,…từ nơi này đến nơi khác để hỗ trợ các dịch vụ viễn thông.
2. Các thiết bị viễn thông thường gặp
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ, phương tiện khác nhau trong hệ thống viễn thông. Mỗi một hình thức, mỗi một cách truyền tải mạng sẽ có những đòi hỏi đặc trưng riêng. Tuy vậy nhìn chung, chúng sẽ tuân theo mô hình cơ bản sau đây.
Thứ nhất là máy phát đặt ở nguồn, nơi tiếp nhận dữ liệu. Các thiết bị này, đảm nhận chức vụ lấy thông tin có được và chuyển thành tín hiệu để truyền đi. Sau đó, nhờ một kênh truyền, gửi đến máy thu ở đích đến bên kia. Với mục đích chuyển tín hiệu vừa lấy được thành dạng thông tin như lúc đầu.
Do đó, các thiết bị viễn thông lần lượt trong từng bộ phận trên sẽ thực hiện công việc của mình. Để tới cuối cùng làm tròn sứ mệnh truyền tin cho cả hệ thống nói chung. Chúng có thể là những thiết bị bạn hay gặp thường ngày như điện thoại di động, điện thoại để bàn, tivi, máy tính, tai nghe, loa. Cho đến những thứ phức tạp hơn như là thiết bị vệ tinh, thiết bị đầu cuối ADSL, thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch, thiết bị thu phát vô tuyến,…
Dù là trong nước hay trên thế giới, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông đều đang hướng tới các máy móc, tiện ích gọn nhẹ, dễ lắp đặt. Có thể triển khai vận hành, chuyển dữ liệu nhanh, tốn ít thời gian.
3. Các nhà phân phối, cung cấp dịch vụ, thiết bị viễn thông chất lượng
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là một trong những doanh nghiệp đã giành được nhiều sự tin tưởng của đại đa số người dân, trong mảng di động viễn thông nói riêng thời gian gần đây. Tiếp nối đến là tập đoàn VNPT, Vinaphone, EVN,..cũng là những cơ sở chuyên cung cấp các dịch vụ, hạ tầng, thiết bị liên quan đến truyền thông có tiếng.
Trên thế giới, các hãng như Cisco, Polycom, Asix,..là một số cái tên nổi bật đã ghi dấu trong nhiều năm qua trong lĩnh vực thiết bị viễn thông. Từ các cuộc hội nghị cấp cao trực tuyến cho chính phủ, doanh nghiệp lớn hay các khía cạnh khác của đời sống đều cần đến sự hiện diện của Telecom. Do đó, nếu cảm thấy bản thân hứng thú và có khả năng, bạn hãy cân nhắc tìm hiểu thử về ngành này xem sao.
Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đem đến những hiệu quả nhất định trong công tác đào tạo. Vừa giúp bạn thu xếp lịch học dễ dàng, tiện lợi, vừa nâng cao chất lượng bài giảng. Đừng quên, thầy cô khoa Kỹ thuật Điện tử Viễn thông đang mong chờ đón nhận những câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được giải đáp sớm nhất nhé!
4. Kết luận
Trên đây là đôi chút những chia sẻ, thông tin, kiến thức về thiết bị viễn thông mà bài viết đã tổng hợp được. Rất mong rằng sẽ sớm có thể nhận phản hồi, đánh giá và góp ý từ phía bạn đọc. Con đường nào cũng có gian nan, thành công, nhất là trong lĩnh vực có sự đóng góp của cả phần cứng và phần mềm như vậy. Hy vọng, bạn luôn luôn có nhiều sức khỏe, niềm tin và trí tuệ để làm việc thật tốt nhé!
Nội dung chínhKhái niệm thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định về khái niệm sau:
Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.2. Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông....Và tại Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về khái niệm sau:
Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần...7. Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.Như vậy khái niệm thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm:
+ Phần cứng và phần mềm
+ Được dùng để thực hiện viễn thông.
- Còn đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm
+ Cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện.
+ Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
Xem thêm: Những Thiết Bị Cần Có Cho Phòng Họp Online, Phòng Họp Nhỏ 4
Những hành vi bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện?
Tại Điều 9 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về những hành vi bị cấm:
- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
- Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
- Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.
- Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Như vậy, có 06 hành vi bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện nêu trên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2023/TT-BTTTT quy định:
- Thay thế Phụ lục số 01 về Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định tại Thông tư 08/2020/TT-BTTTT ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng Phụ lục số 01 về Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định kèm theo Thông tư này
Cụ thể, dẫn chiếu Phụ lục số 01 Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BTTTT như sau:
Số TT | Tên thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện | Chu kỳ kiểm định (năm) | Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng |
1. | Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (1) | 5(3) | QCVN 8:2022/BTTTT |
2. | Đài phát thanh (2) | 5(3) | QCVN 78:2014/BTTTT |
3. | Đài truyền hình (2) | 5(3) | QCVN 78:2014/BTTTT |
Ghi chú:
- (1) Áp dụng đối với các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán kính 100 m (tính từ điểm bất kỳ nào thuộc chân cột ăng ten của trạm gốc đó) có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc và có hiệu độ cao của mép dưới thấp nhất của các ăng ten và độ cao tính tới nóc, mặt bằng cao nhất của các công trình xây dựng này nhỏ hơn 28 m.
- (2) Áp dụng đối với các đài phát thanh, đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150 w trở lên.
- (3) Chu kỳ kiểm định được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
Như vậy, danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định tại Thông tư 08/2020/TT-BTTTT được thay thế tại Thông tư 07/2023/TT-BTTTT như sau:
- Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng: Chu kỳ kiểm định 05 năm; Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 8:2022/BTTTT;
- Đài phát thanh: Chu kỳ kiểm định 05 năm; Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 78:2014/BTTTT;
- Đài truyền hình: Chu kỳ kiểm định 05 năm; Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 78:2014/BTTTT.
Ghi chú với danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định:
- Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng: Áp dụng đối với các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán kính 100 m (tính từ điểm bất kỳ nào thuộc chân cột ăng ten của trạm gốc đó) có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc và có hiệu độ cao của mép dưới thấp nhất của các ăng ten và độ cao tính tới nóc, mặt bằng cao nhất của các công trình xây dựng này nhỏ hơn 28 m.
- Đài phát thanh: Áp dụng đối với các đài phát thanh, đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150 w trở lên.
- Đài truyền hình: Chu kỳ kiểm định được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định.