Gyro
Glove ra mắt sản phẩm găng tay công nghệ cao giúp người liệt rung có thể ổn định tay khi cầm nắm. Ảnh: Gyro
Glove
Tại gian giới thiệu sản phẩm của hãng Gyro
Gear, người xem được trải nghiệm sản phẩm găng tay công nghệ cao có thể giúp người mắc bệnh Parkinson kiểm soát được hoạt động của tay mình.
Bạn đang xem: Những thiết bị hỗ trợ người khuyết tật
Bà Roberta Wilson-Garrett, một bệnh nhân Parkinson, chia sẻ rằng các cơn run tay ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ bắp, nhưng với chiếc găng tay công nghệ này, bà đã có thể làm những việc như viết chữ rõ nét bằng bút hoặc cầm tách cà phê mà không bị đổ.
Mô tả cách Gyro
Glove ngăn chặn những cơn chấn động khiến những công việc tưởng chừng đơn giản như mặc quần áo trở thành một thử thách, bà Wilson-Garrett chia sẻ: “Đây là thứ thay đổi cuộc sống của tôi”.
Người sáng lập Gyro
Gear, Tiến sĩ Faii Ong cho biết công ty đã chế tạo thiết bị ổn định tay tiên tiến nhất thế giới cùng các đối tác chiến lược, trong đó có tập đoàn công nghệ Trung Quốc Foxconn. Theo ông Faii Ong, chìa khóa của Gyro
Glove là một con quay hồi chuyển gắn liền có kích thước bằng một quả bóng khúc côn cầu, với một đĩa bên trong quay nhanh hơn tuabin động cơ phản lực.
Ông cho biết chiếc găng tay công nghệ này được sản xuất tại chính nhà máy sản xuất Mac
Book Pro ở Thung lũng Silicon. Theo ông Faii Ong, kế hoạch của Gyro
Gear là giảm kích thước con quay hồi chuyển trong các phiên bản găng tay mới trong tương lai và không chỉ tập trung vào riêng bệnh nhân Parkinson.
Gyro
Gear có trụ sở tại bang Massachusetts, là một trong nhiều công ty đang tìm cách sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật. Trong số các công ty tham gia cuộc triển lãm công nghệ CES, có nhiều công ty khởi nghiệp như Glidance và cả những công ty lớn như Amazon.
Người sáng lập Glidance, ông Amos Miller, bị mất thị lực từ rất sớm, đã trình diễn một thiết bị hai bánh nhỏ gọn, mang tên Glide, hoạt động như một chú chó dẫn đường cho những người đi bộ khiếm thị. Sau khi được cung cấp điểm đến, Glide sẽ dẫn đường cho người sử dụng, hướng họ đi theo các tuyến đường an toàn, tránh các chướng ngại vật. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Seattle này có kế hoạch tung ra chương trình beta cho Glide vào cuối năm 2024 và tìm cách để thiết bị này có giá tương đương một chiếc điện thoại thông minh.
Một công ty khởi nghiệp khác ở Seattle, là One
Court, cũng đã tạo ra thiết bị giống như bản sao thu nhỏ của một sân bóng bầu dục, có chức năng chuyển đổi các diễn biến theo thời gian thực của một trận đấu thể thao thành các rung động. Thiết bị này giúp những người khiếm thị hâm mộ thể thao chỉ cần đặt tay lên sân bóng giả cũng có thể cảm nhận các hoạt động đang diễn ra. Thiết bị này có thể hoạt động với nhiều môn thể thao như quần vợt, khúc côn cầu và bóng đá.
Giám đốc điều hành One
Court, ông Jerred Mace cho biết: “Chúng tôi rất háo hức muốn giới thiệu những sản phẩm giúp người khuyết tật về thị giác được tiếp cận trực tiếp với các trận thi đấu thể thao”. Ông hy vọng có thể phát triển thiết bị này thông qua quan hệ đối tác với các đội hoặc giải đấu, để có thể cung cấp miễn phí với người hâm mộ khiếm thị sử dụng trong các trận đấu.
Những cải tiến công nghệ khác được trưng bày tại CES bao gồm kính tích hợp công nghệ dành cho người mù của Lumen, cho phép người đeo biết nơi nào là an toàn để đi bộ, thậm chí tránh vũng nước. Có những loại kính có gọng, có thể dùng làm máy trợ thính cũng như kính mắt để hỗ trợ cho những người bị suy giảm thị lực hoặc thậm chí là mắc chứng khó đọc. Sản phẩm của Orcam – công ty có trụ sở tại Israel - gồm máy quét cầm tay có thể đọc và dịch văn bản cho học sinh khuyết tật học tập hoặc thanh niên nhập cư mới học tiếng Anh.
Công nghệ hỗ trợ (assistive technology) có thể giúp những người khuyết tật có cuộc sống thuận tiện hơn. Ngành công nghệ này dù còn đang phát triển, nhưng đã có những bước tiến đáng kể. Hãy cùng Le
La Journal tìm hiểu 4 phát minh công nghệ hỗ trợ mới nhất nhé.
Công nghệ hỗ trợ được người khuyết tật sử dụng để hoàn thiện các chức năng khiếm khuyết của cơ thể, bao gồm các thiết bị di chuyển như xe tập đi và xe lăn, các bộ phận cơ thể thay thế phần mô cứng hoặc mềm cùng thiết bị ngoại vi hỗ trợ truy cập máy tính và các công nghệ thông tin khác.
Một vài thiết bị hỗ trợ đã trở nên phổ biến như bàn phím có phím lớn hoặc chuột đặc biệt cho những người khuyết tật về tay, hoặc thiết bị phát ra âm thanh cho những người không nói được có thể nhập văn bản thông qua bàn phím (1). Trong bài viết này, Le
La Journal tổng hợp các phát minh công nghệ mới nhất vừa được giới khoa học sáng chế dành cho người khuyết tật.
1. Transcribe
Glass: Cặp kính hiển thị "phụ đề"
Công ty start-up Transcribe
Glass - được thành lập bởi hai sinh viên từ Đại học Stanford và Đại học Yale (Hoa Kỳ) - có thay đổi cách con người trò chuyện. Họ đã thiết kế một thiết bị có thể chuyển lời nói thành văn bản, sau đó chiếu "phụ đề" thực tế ảo tăng cường (AR) lên một cặp kính (2), (3), (4).
Madhav Lavakare, CEO và đồng sáng lập Transcribe
Glass, cho biết anh đã lên ý tưởng cho Transcribe
Glass từ việc bạn trung học của anh phải bỏ học vì gặp khó khăn trong giao tiếp.
Transcribe
Glass có khả năng hiển thị phụ đề chi tiết từ bất kỳ nguồn nào trên màn hình của cặp kính. Công nghệ này còn cho phép những người khiếm thính hoặc lãng tai có thể ngay lập tức đọc và hiểu được nội dung của bất kỳ cuộc hội thoại nào đang diễn ra để dễ dàng giao tiếp. Nó cũng có thể phát huy lợi ích trong những môi trường gây nhiễu máy trợ thính, chẳng hạn như ở không gian đông đúc. Có thể nói, phát minh này là một bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng người khiếm thính hoặc mắc chứng khó nghe trong giao tiếp (2), (3), (4).
2. Giao diện máy tính-não (Brain-computer interface – BCI) cho hội chứng khóa trong (locked-in syndrome)
Theo Sổ tay Chẩn đoán và Trị liệu Merck (MSD Manuals) dành cho chuyên gia y khoa định nghĩa, hội chứng khóa trong là "trạng thái tỉnh táo và có nhận thức nhưng liệt tứ chi và liệt các dây thần kinh sọ phía dưới, dẫn đến mất khả năng biểu hiện khuôn mặt, di chuyển, nói chuyện hoặc giao tiếp, ngoại trừ các cử động của mắt được mã hóa" (5), (6).
Giao diện máy tính-não (Brain-computer interface – BCI) kết nối các tín hiệu não con người với một thiết bị bên ngoài. BCI thu nhận tín hiệu não, phân tích chúng và chuyển chúng thành các lệnh được chuyển tiếp đến thiết bị đầu ra để thực hiện hành động mong muốn.
Xem thêm: Mua sắm online sản phẩm đồ dùng phòng tắm thông minh giá tốt t04/2024
Theo ghi nhận, có một bệnh nhân 37 tuổi mắc hội chứng khóa trong, bắt nguồn từ hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (amyotrophic lateral sclerosis – ASL). Công nghệ BCI đã cho phép bệnh nhân này giao tiếp bằng cách hình thành các từ và cụm từ, mặc dù không có sự kiểm soát cơ. Hệ thống này hoạt động nhờ việc cấy một thiết bị có vi điện cực vào não bệnh nhân và sử dụng phần mềm máy tính tùy chỉnh để giúp dịch các tín hiệu não của ông.
Ông đã học cách thay đổi hoạt động não bộ của mình để đáp lại phản hồi thính giác đó rồi soạn ra những tin nhắn đơn giản. Ông sử dụng công nghệ để xin một cốc bia và nhờ những người chăm sóc bật một bản nhạc rock yêu thích… (7) (8)
3. Khung xương sinh học (bionic exoskeleton)
Công nghệ sử dụng khung xương sinh học được gắn bên ngoài cơ thể có thể thay thế việc sử dụng xe lăn.Kể từ năm 2005, Công ty Ekso Bionics đã sử dụng công nghệ khung xương trợ lực để cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị liệt. Một khung xương sinh học được thiết kế để giúp những người đang gặp khó khăn với các dạng liệt khác nhau có thể đi đứng, đi lại và thậm chí leo cầu thang. Đối với những người gặp khó khăn trong việc di chuyển, điều này có thể giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Ngoài việc giúp những bệnh nhân liệt hoặc chấn thương cột sống, bộ khung ngoài còn giúp công nhân nâng đỡ vật nặng một cách thông minh hơn và an toàn hơn. Cray X - "bộ xương ngoài" được phát triển German Bionics - đã giúp người lao động dễ dàng nâng và đi lại với vật nặng lên tới 30kg với chân và lưng được hỗ trợ đầy đủ. Mặc dù nó không hỗ trợ vai và cánh tay, nhưng Cray X có thể giúp giảm thiểu các chấn thương khi nâng thông thường (9), (10), (11).
4. Mũ bảo hiểm "khôi phục" thị giác cho người khiếm thị
"Mắt Thấy" ("Eye See"), một chiếc mũ bảo hiểm được trang bị tia laser có khả năng phát hiện chướng ngại vật, xác định văn bản và mô tả những người khác, có thể hỗ trợ người khiếm thị trong những việc cuộc sống hằng ngày.
Với camera góc 360 độ, mũ bảo hiểm thậm chí có thể xác định văn bản trên bảng hiệu và nội dung trong sách để truyền tải đến người đội (và cũng là người đọc).Chiếc mũ bảo hiểm chứa một số cảm biến và camera để lập bản đồ môi trường, sau đó truyền đạt điều thông qua lời nói. Điều này có thể giúp những người gặp khó khăn về thị lực có được sự độc lập hơn và ít gặp phải rủi ro hơn khi đi một mình.
Các nhà phát triển thậm chí còn khẳng định công nghệ AI tích hợp trong chiếc mũ có thể cung cấp các mô tả cơ bản về con người bằng cách nhận dạng hình ảnh. Trong video demo, chiếc mũ bảo hiểm đoán tuổi của người đối diện và ghi chú màu sắc quần áo người đó đang mặc.
Wang Wancen, một trong 5 học sinh đã phát triển "Eye See" cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng thông qua chiếc mũ bảo hiểm, người khiếm thị sẽ có thể ra ngoài, giao lưu và làm những việc mà ta làm hằng ngày" (12), (13).
Có thể nói công nghệ hỗ trợ (assistive technology) vẫn là mảng công nghệ đang phát triển, nhưng cũng đã có những bước tiến khoa học đáng kể trong việc chăm sóc sức khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người khuyết tật.