Mô hình SMART hiện là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng mục tiêu cho các cá nhân, phòng ban đạt kết quả tốt nhất. Nó không chỉ ứng dụng trong kinh doanh mà còn rất nhiều lĩnh vực khác trong một tổ chức. Giúp doanh nghiệp xác định chiến lược, vạch rõ mục tiêu và có hướng phát triển rõ ràng. Vậy nguyên tắc SMART là gì? và nó được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực marketing, bán hàng của doanh nghiệp? Hãy cùng 1Office tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé. Bạn đang xem: Công cụ smart là gì
Mục lục
I- Tìm hiểu chung về mô hình SMARTII- Cách xác định mục tiêu Marketing theo Nguyên tắc SmartIII- Cách xây dựng mục tiêu Marketing và kinh doanh hiệu quả đúng tiêu chí SMARTIV- Sự khác biệt giữa mô hình Smart và mô hình OKR
I- Tìm hiểu chung về mô hình SMART
1. Mô hình Smart là gì?
S.M.A.R.T là từ viết tắt dùng để mô tả một quá trình thiết lập mục tiêu. Từ viết tắt là viết tắt của các từ “cụ thể”, “có thể đo lường được”, “có thể đạt được”, “có liên quan” và “giới hạn thời gian”, là những đặc điểm thiết yếu của việc thiết lập các mục tiêu.
SMART là một mô hình giúp doanh nghiệp thiết lập, xây dựng mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch marketing, kế hoạch kinh doanh… Ngoài ra, mô hình SMART cung cấp một cách để đo lường sự tiến bộ của bạn và chịu trách nhiệm về sự thành công của bạn.
Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART cho phép bạn đánh giá thực tế những gì bạn đang cố gắng đạt được bằng cách đánh giá những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu.
2. Lợi ích của mô hình SMART đối với doanh nghiệp
Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng mô hình smart để xây dựng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định, đo lường chính xác hiệu quả công việc, kế hoạch đã đề ra. Dưới đây là một số lợi của mục tiêu Smart đối với doanh nghiệp.
2.1 Cụ thể hóa mục tiêu
Khi kết thúc 1 tháng, 1 quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên thường bắt đầu xây dựng những mục tiêu mới. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp sẽ xây dựng các mục tiêu cho quý mới tiếp theo. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa cụ thể hóa được các mục tiêu kinh doanh của mình và không có tính thực tế.
Mô hình SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mọi mục tiêu doanh nghiệp bằng các chỉ số đo lường cụ thể. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhìn ra được bức tranh tổng quát, rõ ràng.
2.2 Tăng sự rõ ràng, chính xác của mục tiêu
SMART mô hình cho bạn biết chính xác khi nào đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được khi nào bạn đã thành công và khó trì hoãn. Bằng nguyên tắc SMART, nhà quản lý sẽ loại bỏ được các mục tiêu không phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Qua đó giúp doanh nghiệp sẽ có một định hướng, chiến lược mới với các mục tiêu đã được xác định.
Danh sách hợp đồng bánNhư vậy, nội dung trên đã giới thiệu tới người dùng về mô hình SMART cũng như lợi ích, cách ứng dụng SMART trong doanh nghiệp. Có thể thấy, việc xây dựng mục tiêu với mô hình này sẽ giúp mỗi cá nhân, doanh nghiệp có hướng đi, chiến lược rõ ràng với từng mục tiêu cụ thể. Từ đó giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công đối với mỗi mục tiêu, dự án của mình. Để được tư vấn và hỗ trợ sử dụng phần mềm, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây, các chuyên gia 1Office sẽ liên lạc với bạn ngay hôm nay.
SMART là một mô hình quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Vậy mô hình SMART là gì? Làm thế nào để xác định được mục tiêu dựa trên mô hình này? Cùng phonghopamway.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề này nhé!Vì sao Marketing cần đến mô hình SMART?
Cách xác định mục tiêu dựa trên nguyên tắc SMART là gì?
So sánh giữa mô hình OKRs và SMARTỨng dụng của mô hình SMART trong quản lý nhân sự
Câu hỏi thường gặp
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là công cụ giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu và đánh giá mức độ cụ thể, tính khả thi, hợp lý của chúng đối với kế hoạch marketing.Trong đó, S.M.A.R.T là viết tắt từ chữ cái đầu của các cụm từ sau:
Specific (Cụ thể)Measurable (Có thể Đo lường được)Actionable (Tính Khả thi)Relevant (Sự Liên quan)Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)Ngoài ra, việc sử dụng mô hình SMART cũng giúp doanh nghiệp xác định chính xác và cụ thể mục tiêu cho từng giai đoạn. Dựa vào đó, các kế hoạch kinh doanh cũng được xây dựng và phát triển hoàn thiện hơn.
Mô hình SMART là gì?
Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, việc ứng dụng mô hình SMART cũng mang lại nhiều hiệu quả với từng nhân viên. Mô hình này giúp đo lường sự tiến bộ và tính trách nhiệm của họ trong công việc. Việc đặt mục tiêu S.M.A.R.T cho phép từng nhân viên đánh giá thực tế những mục tiêu đang cố gắng để đạt được. Từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết để tối ưu hiệu quả công việc lên mức cao nhất.
Vì sao Marketing cần đến mô hình SMART?
Kết hợp mô hình SMART vào hoạt động Marketing mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn bạn nghĩ. Cụ thể như sau:
Xác định được trọng tâm và hướng đi
Mô hình SMART là công cụ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu trọng tâm và phương hướng phát triển chính xác cho từng chiến dịch Marketing. SMART sẽ hướng dẫn bạn và nguồn nhân lực thực hiện từng mục tiêu thông qua việc đo lường hoạt động hằng ngày.
Đồng thời khi ứng dụng SMART vào Marketing, nhà quản lý có thể loại bỏ được những hoạt động không phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh thu – Giảm thiểu chi phí thì bạn nên tránh phung phí ngân sách vào những hàng hóa không cần thiết hoặc mang lại lợi nhuận thấp.
Tạo ra một kế hoạch hướng đến đúng mục tiêu
Sau khi đã xác đinh được chính xác mục tiêu của từng chiến dịch Marketing, mô hình SMART sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch để đáp ứng đúng những mục tiêu này. Nó giúp bạn bắt đầu định hình và phát triển kế hoạch bằng cách đặt ra những mục tiêu cần thực hiện trong ngắn hạn.
Mô hình SMART là gì? Vì sao SMART quan trọng trong Marketing? 12Những giới hạn về mặt thời gian này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp quản lý và phân bổ nguồn nhân lực sao cho hợp lý nhất. Cả nhà quản lý lẫn nhân viên cần tự sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng trong quá trình làm việc.
Ngoài mô hình SMART, phonghopamway.com.vn cũng có bài viết chia sẻ về mô hình AISAS. Mô hình này dùng để giải thích và phân tích hành vi của mỗi một người tiêu dùng trong thời đại truyền thông kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ. Mô hình AISAS cũng được áp dụng vào Marketing rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bài viết này để có thêm thông tin.
Công cụ hỗ trợ để thúc đẩy nhân sự
Mục tiêu trong SMART có thể đo lường và xác định một cách cụ thể, chính xác nhất. Vậy nên nhân viên Marketing sẽ có định hướng cụ thể trong quá trình làm việc nhằm đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời, việc hạn chế thời gian tuy tạo áp lực nhưng cũng sẽ là động lực để họ hoàn thành công việc.
Ngoài ra, nhà quản lý cũng có thể sử dụng mục tiêu SMART để tạo động lực làm việc cho nhân viên. Chẳng hạn như nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số thì bạn có thể lập ra phần thưởng cho mỗi mốc doanh thu. Khi nhân viên đạt được các mốc nhất định thì sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra.
Cung cấp những kết quả chính xác và nhanh hơn
Ngay từ bước thiết lập mục tiêu, SMART đã nhấn mạnh sự quan trọng của tính cụ thể và có thể đo lường. Đội ngũ Marketing cần đạt được những mục tiêu cụ thể nào? Mục tiêu đó có thể đo lường được không và đo bằng công cụ nào? Họ cần hoàn thành mục tiêu đó ở mức độ nào? Kết quả đo lường được như thế nào mới được xem là đạt chuẩn, đủ KPI?
Nhờ những yếu tố này, đội ngũ Marketing có thể xác định các kết quả công việc đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu chưa, họ cần có những điều chỉnh trong công việc để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.
Giảm căng thẳng trong công việc
Khi doanh nghiệp không thể xác định mục tiêu cụ thể, năng suất làm việc của nhân viên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Họ bắt đầu cảm thấy bản thân không có định hướng và không biết nên làm gì. Về lâu dài, việc này sẽ gây ra căng thẳng và lo lắng đối với nhân viên.
Việc áp dụng mô hình SMART sẽ giúp họ có thể chủ động xác lập mục tiêu cá nhân phù hợp với năng lực bản thân mà vẫn đóng góp vào mục tiêu chung doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhân viên sẽ tập trung tinh thần để làm việc và thư giãn hơn do không bị quá tải công việc.
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viênCách xác định mục tiêu dựa trên nguyên tắc SMART là gì?
Việc ứng dụng mô hình SMART vào Marketing giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Để xác định mục tiêu chính xác nhất theo nguyên tắc SMART, bạn cần thực hiện dựa trên 5 yếu tố sau đây:
Specific – Cụ thể, dễ hiểu
Specific có thể hiểu là các mục tiêu được đề ra chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì doanh nghiệp của bạn sẽ dễ nắm bắt và đo lường mức độ khả thi của các hoạt động bấy nhiêu. Còn nếu bạn chỉ tóm gọn mục tiêu chung chung thì việc đo lường mức độ khả thi sẽ rất khó và không đem lại hiệu quả.
Ví dụ: Bạn đặt ra mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trong công ty”. Đó không phải là mục tiêu có tính cụ thể. Thay vào đó, “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 20% so với tháng trước” mới là mục tiêu theo mô hình SMART.
Measurable – Đo lường được
Measurable là tiêu chí tiếp theo bạn cần đảm bảo khi xác định mục tiêu dựa trên nguyên tắc SMART. Bạn cần chứng minh rằng mục tiêu đề ra có thể đo lường được bằng công cụ, số liệu cụ thể.
Ví dụ: Với mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 20% so với tháng trước”, bạn hoàn toàn có thể đo lường bằng công cụ quản lý fanpage của Facebook. Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm lượt like trang, lượng tương tác, chia sẻ, bình luận bài viết,… Những yếu tố này được thể hiện bằng con số cụ thể qua những dữ liệu do Facebook thu thập.
Xem thêm: Top 10 bài văn mô tả bộ bàn ghế phòng khách lớp 2, viết bài văn tả bộ bàn ghế của gia đình em
Atainable – Tính khả thi
Mục tiêu mà bạn đưa ra sẽ cần có tính khả thi. Nghĩa là đội ngũ nhân viên hiện tại có khả năng thực hiện được mục tiêu này. Đồng thời, con số đưa ra cần có sự tăng trưởng khi so sánh với những chiến dịch Marketing đã thực hiện.
Ví dụ: Nếu đặt mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 20% so với tháng trước” thì bạn cần đảm bảo đội ngũ Marketing có khả năng thực hiện. Đồng thời mục tiêu này sẽ khả thi nếu độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook đã tăng khoảng 15% vào tháng trước.
Relevant/Realistic – Tính liên quan/Tính thực tế
Chữ R trong mô hình SMART có thể là Relevant hoặc Realistic. Tuy nhiên, điều này muốn nói tới đều là mục tiêu mà bạn đặt ra cần liên quan đến định hướng công việc của bản thân cũng như định hướng phát triển chung của công ty.
Ví dụ: Với mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 20% so với tháng trước” thì bạn cần xem xét liệu tăng độ nhận diện có giúp tăng doanh số nhãn hàng B lên hay không? Mục tiêu này có giúp đảm bảo đạt mục tiêu doanh thu mà doanh nghiệp đã đề ra không?
Time-bound – Thời gian
Thiết lập thời gian dựa theo mô hình SMART sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên đi đúng theo một lịch trình cụ thể. Và việc đặt ra giới hạn thời gian cho việc hoàn thành mục tiêu cũng sẽ giúp tạo động lực cho đội ngũ nhân viên cố gắng.
Ví dụ: Việc đặt ra mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 20% so với tháng trước” nghĩa là công việc này sẽ được đo lường theo tháng. Phòng Marketing cần đưa ra các chiến lược cụ thể để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra sau một tháng thực hiện.
Ví dụ thực tế về xác định mục tiêu Marketing theo mô hình SMART
Từ những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã có hình dung sơ bộ về việc xác định mục tiêu Marketing theo mô hình SMART. Tiếp theo, hãy cùng phonghopamway.com.vn tham khảo ví dụ cụ thể về một về mục tiêu số lượng người like fanpage về sản phẩm đạt chuẩn theo mô hình này.
Xác định mục tiêu SMART trong MarketingMục tiêu SMART là gì? Là tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm lên 15% trong quý 3 năm 2022 bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook.
Tính cụ thể: Tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm lên 15% bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook trong quý 3.Tính đo lường được: Số lượng người like fanpage có thể đo được thông qua dữ liệu thống kê từ Facebook vào báo cáo từ chiến dịch quảng cáo. Tất cả đều có con số thống kê và so sánh với quý 2 cụ thể.Tính khả thi: Dựa theo ngân sách chi trả cho quảng cáo Facebook và đội ngũ nhân sự thì việc tăng số lượng người like fanpage lên 15% trong quý 3 năm 2022 là điều khả thi.Tính liên quan: Khi số lượng người like fanpage về sản phẩm tăng thì hình ảnh, thương hiệu của công ty sẽ được quảng bá rộng hơn. Điều này cũng giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.Giới hạn thời gian: Quý 3 năm 2022.So sánh giữa mô hình OKRs và SMART
Điểm giống và khác giữa mô hình OKRs và SMART là gì?
Những phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này:
Mô hình OKRs với SMART
Giống nhau
Cơ sở lý luận để phát triển 2 mô hình OKRs và SMART là lý thuyết về cách quản lý các mục tiêu của Peter Drucker. Tuy có những sự khác biệt nhất định nhưng nhìn chung, cả 2 mô hình đều hướng tới việc đưa ra các mục tiêu cụ thể để xây dựng và phát triển tổ chức. Cụ thể như sau:
Tính cụ thể: Mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong một phạm vi nhất định và có thể định hướng bằng các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên kết quả then chốt của OKRs đo lường sự tiến bộ và thành công so với mục tiêu đề ra.Tính đo lường: Kết quả của cả 2 mô hình luôn là những con số cụ thể giúp đánh giá hiệu quả và sự tiến bộ trong công việc.Tính khả thi: Mục tiêu phải thực hiện được dựa trên những nguồn lực mà doanh nghiệp đang có. Tuy nhiên mục tiêu của OKRs thường có tính tham vọng hơn định mức có thể đạt được.Tính liên quan: Mục tiêu phải liên quan tới hoạt động doanh nghiệp và đem lại sự thành công, phát triển cho doanh nghiệp.Thời hạn: Cả 2 đều xác lập những mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Tùy theo đối tượng đặt mục tiêu mà thời hạn thực hiện sẽ khác biệt.Khác nhau:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 mô hình này là về thời gian và quy mô thực hiện. Cụ thể:
Về quy mô: SMART thường được thiết lập để đảm bảo những mục tiêu riêng lẻ của từng nhân viên qua từng mốc thời gian. Trong khi đó OKRs sẽ được thiết lập với mục đích chung cho toàn bộ công ty và phân cấp theo từng phòng ban. OKRs sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.Về thời gian: Mô hình SMART thường đặt ra mục tiêu trong thời gian ngắn hạn (1 tuần, 1 tháng). Trong khi đó thời gian đặt mục tiêu OKRs sẽ kéo dài. Mục tiêu OKRs gốc có thể kéo dài từ 5 – 10 năm. Mục tiêu OKRs của công ty thường đặt ra trong vòng 1 năm. Còn mục tiêu OKRs của nhóm sẽ kéo dài trong 1 quý.Ứng dụng của mô hình SMART trong quản lý nhân sự
Đối với lãnh đạo
Mục đích của việc ứng dụng mô hình SMART là giúp các nhà lãnh đạo tìm đạt được mục tiêu doanh nghiệp với đội ngũ nhân sự hiện hành. Việc ứng dụng mô hình SMART sẽ giúp nhà lãnh đạo quản lý quỹ thời gian của nhân viên hiệu quả.
Làm thế nào để họ điều phối để tận dụng thời gian của nhân viên để phát huy tối đa năng lực làm việc của họ. Dựa vào SMART, nhà quản lý sẽ xây dựng được một quy trình làm việc rõ ràng, hiệu quả và không để nhân viên bị quá tải công việc.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng có thể tận dụng mô hình này để thúc đẩy nhân sự. Đặt mục tiêu rõ ràng kèm những phần thưởng xứng đáng sẽ là động lực khiến nhân viên tự giác và nỗ lực hoàn thành công việc.
Đối với nhân viên
Áp dụng mô hình SMART có thể giúp nhân viên tự lập ra mục tiêu vừa phù hợp với bản thân, vừa đóng góp vào mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. Khi đó, họ sẽ hiểu rõ bản thân cần làm gì, làm như thế nào, làm trong thời gian bao lâu,… Lúc này, nhân viên sẽ chủ động hoàn thành công việc với hiệu suất cao nhất mà không chịu quá nhiều áp lực, căng thẳng.