Sơ Đồ Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đấu Điện 3 Pha Vào Thiết Bị

Hiện nay sử dụng thiết bị điện 3 pha trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày đã không còn quá xa lạ. Thế nhưng vẫn không ít anh em còn một số thắc mắc về thiết bị này. Tham khảo ngay bài viết này để hiểu chi tiết hơn về điện ba pha nhé:

Nguồn điện 3 pha là gì?

Anh em có thể hiểu đó là điện sử dụng 4 dây bao gồm 1 dây lạnh và 3 dây nóng. Mỗi dây pha là một dây nóng, có 3 pha thì sẽ được 3 dây nóng chạy song song với nhau, và chung 1 dây trung tính hay còn gọi là dây lạnh.

Bạn đang xem: Cách đấu điện 3 pha vào thiết bị

*

→ Nguyên lý hoạt động điện 3 pha

Theo nhiều khảo sát ở nhiều nguồn, cách hoạt động như sau: Khi quay nam châm với vận tốc không đổi, thì từ trường sẽ lần lượt quét qua các dây quấn và cảm ứng vào trong dây quấn.

*

Lúc này sức điện động xoay chiều cùng biên độ, tần số và lệch pha nhau một góc 120 độ và nếu xét về mặt thời gian là 1/3 chu kì.

→ Có bao nhiêu loại điện 3 pha?

Thông thường điện 3 pha gồm có các loại: dây 4x16 và 4x10,... Khoa học cũng đã chứng minh dây điện càng nhiều lõi thì khả năng dẫn điện và dẫn dòng càng tốt.

*

Vì vậy thông thường chúng được sử dụng là dây điện có 4 lõi sẽ giúp dẫn điện tốt và dẫn được nhiều dòng hơn.

→ Tại sao nên dùng loại điện này?

Trên thực tế thì khi sử dụng điện 3 pha anh em sẽ nhận về một số lợi ích sau:

*

Điện năng được truyền tải bằng mạch điện sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn hơn điện 1 pha.Cấu tạo của dòng điện đơn giản nhưng đảm bảo có đầy đủ các đặc tính tốt hơn dòng điện xoay chiều 1 pha.Dòng điện 3 pha được sử dụng chủ yếu trong mạng lưới điện gia đình và công nghiệp, giúp dòng điện ổn định và tránh các tai nạn đáng tiếc do điện gây ra.

Công thức tính cường độ và công suất điện 3 pha

Nếu anh em chưa biết cách tính, thì dưới đây là chi tiết công thức tính về 3 pha và bảng quy đổi Ampe:

→ Hướng dẫn tính cường độ dòng điện 3 pha

Theo nhà Vật lý và Toán học người Pháp André Marie Ampère thì cường độ dòng điện được tính theo công thức:

I = U/R

Trong đó:

U: là hiệu điện thế 3 pha. Tại Việt Nam thì U=380v
R: điện trở dây dẫn
I: dòng điện 03 pha ( đơn vị là A – ampe)

Hiện nay để đo dòng điện có độ chính xác cao thì người ta thường sử dụng ampe kìm.

*

→ Cách tính công suất dòng điện 03 pha

Tương tự ta cũng có công thức tính công suất dòng điện như sau:

P = √3 U x I x Cos(Φ)

Trong đó:

P: công suất (Ký hiệu KVA – đơn vị KW, W)U: hiệu điện thế (Vol) chạy qua dây dẫn (Ký hiệu U)I: cường độ dòng điện Ampe (Ký hiệu A)Cos(Φ) tính bằng 1 hoặc 0,8

*

→ Bảng quy đổi Ampe thành công suất điện

Dạng này có 3 giá trị chính và bảng quy đổi Ampe sang công suất tương ứng:

Công suất KVA200V220V380V
12.92.61.5
25.85.22
38.77.94.6
514.413.17.6
7.521.719.711.4
1028.926.215.2
1543.339.422.8
2057.752.530.4
2572.265.638
3086.678.745.6
3510191.953.2
40115.510560.8
45129.9118.168.4
50144.3131.276
60173.2157.591.2
70202.1183.7106.4
80230.9209.9121.5
90259.8236.2136.7
100288.7262.4151.9
120346.4314.2182.3
150433393.6227.9
175505.2459.3265.9
200577.4524.9303.9
250721.4656.1379.8
300866787.3455.8
4001154.71049.7607.7
5001443.41312.2759.7
7002020.718371063.5

Cách đấu dây điện 03 pha

Khi sử dụng nguồn 3 pha sẽ khó có thể tránh khỏi sự cố điện mất pha hoặc điện yếu. Để khắc phục tình trạng này anh em có thể tham khảo 2 cách làm sau:

→ Đấu 3 pha thành 1 pha

Đối với cách đầu tiên này, anh em chỉ cần dùng 2 dây điện 1 dây và lấy nguồn ở 1 pha nóng, dây còn lại lấy ở dây trung tính (hay còn gọi là dây lạnh). Lúc này anh em đo nguồn ở 2 đầu điện ra đạt 220V, như vậy là đã đấu dây 3 pha thành 1 pha thành công.

*

→ Nối dây 3 pha vào Aptomat

Gồm có 5 bước thực hiện:

B1: chuẩn bị aptomat như yêu cầu của hệ thống với thông số phù hợp.B2: ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu lắp aptomat.

*

B3: bắt vít cố định aptomat vào tủ điện hoặc bảng điện, lưu ý là bắt đúng chiều chữ thuận với mắt nhìn. Có nghĩa là cấp vào cổng trên và lấy nguồn ra tải từ cổng dưới.B4: đấu dây vào aptomat, đối với dây nóng đấu vào cọc L (3 dây pha đấu tương ứng với L1, L2, L3) còn đối với dây lạnh thì đấu vào cọc N. Sau đó thì đấu tải vào các chân bên dưới.

*

B5: kiểm tra lại aptomat sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt, kiểm tra các đầu dây xem đã chắc chắn chưa trước khi đóng điện và bắt đầu sử dụng.

Hỏi đáp nguồn điện 3 pha

Dưới đây là , một số thắc mắc về 3 pha được nhiều anh em quan tâm:

→ Dòng 3 pha có nguy hiểm không?

Thực tế thì điện nào cũng có thể rủi ro, nguy hiểm riêng. Tuy nhiên chung quy lại thì khi sử dụng các thiết bị có liên quan đến điện, thì điều cần thiết nhất là anh em nên cẩn trọng.

*

Ví dụ: điện ba pha có giá trị 380V sẽ có độ nguy hiểm cao hơn so với điện 1 pha chỉ 220V. Vì vậy anh em cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và lắp đặt loại dây dẫn để hạn chế tối đa các sự cố trong quá trình sử dụng.

→ Điện 3 pha bao nhiêu v?

Tùy vào mỗi quốc gia và mỗi khu vực trên thế giới mà điện 3 pha sẽ có các giá trị tương ứng khác nhau, điển hình là:

380V/3F: điện áp dụng tại Việt Nam220V/3F: dòng điện áp dụng tại Mỹ200V/3F: loại này áp dụng tại Nhật Bản

*

→ Điện 1 pha & 3 pha – cái nào rẻ hơn?

Mức giá khi lắp điện sẽ cao hơn so với giá lắp điện 1 pha (trong giờ thấp điểm và bình thường). Còn trong giờ cao điểm 9:30 – 11:30 và 17:00-20:00 thì mức giá điện 3 pha lại thấp hơn giá điện 1 pha.

*

Có câu: giá thành đi kèm chất lượng, một dòng sản phẩm có giá thành cao nhưng đảm bảo độ an toàn tốt hơn thì luôn luôn là sự lựa chọn tốt hơn.

Trên đây là các thông tin và giải đáp một số thắc mắc của anh em về điện 3 pha, hy vọng sẽ bổ ích với anh em. Chúc anh em trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để lựa chọn cho mình một thiết bị thật ưng ý, an toàn trong mọi công trình nhé.

Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại phonghopamway.com.vn. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
11 thg 4 2024 22:30

Bạn đã từng mơ ước chế tạo một cỗ máy "siêu khủng" nhưng lại bị "cản đường" bởi chú
Motor 3 Phabí ẩn? Đừng lo lắng, hành trình chinh phục chú "khổng lồ" này không hề khó khăn như bạn nghĩ đâu!

Với bài viết này, bạn sẽ được "mở khóa" những bí mật đằng sau mạng lướiđiện 3 phavà cách "thuần hóa" chú
Motor 3 Phaquyền năng. Từ những sơ đồ đấu dây chi tiết đến những lưu ýan toàn điệnquan trọng, tất cả đều được gói gọn trong một nội dung vừa dễ hiểu vừa thực tiễn.

Hãy tưởng tượng bạn đang biến giấc mơ chế tạo thành hiện thực, tiếng máy rộn ràng hòa cùng niềm tự hào khi chinh phục thử thách. Còn chần chờ gì nữa? Cùng "bắt tay" khám phá thế giới của
Motor 3 Phangay thôi nào!


Nội dung

2. Sơ đồ và cách đấu dây động cơ điện 3 pha 380V và 200V3. Cách đấu điện 3 pha ra 3 dây

1. Cách xác định đầu dây motor 3 pha

Để biết cách xác định đầu dây motor 3 pha 6 đầu dây ra thì chúng ta cần xác định 3 cặp dây. Thao tác xác định các cặp dây có thể sử dụng đồng hồ VOM, điều chỉnh đến thang điện trở bằng X1, sau đó hãy tiến hành đo từng cặp dây, dây nào lên là một cặp, và sau đó đánh dấu để ký hiệu lại từng cặp.Hãy tạm gọi tên lần lượt là dây 1,2,3,4,5,6, trong đó 1 và 2 là 1 cặp, 3 và 4 là 1 cặp, 5 và 6 là 1 cặp.

Đồng hồ VOM chúng ta hãy vặn thang điện lên chế độ 2.5DCm
A, rồi quấn que âm dương của chiếc đồng hồ VOM cùng với cặp dây 1 và 2 đã xác định ở trên.

Xem thêm: Tìm hiểu mệnh kim họp với màu gì ? phong thủy người mệnh kim

*

Thao tác xác định các cặp dây có thể sử dụng đồng hồ VOM

Lấy 2 cặp dây còn lại (3 và 4, 5 và 6) lần lượt đem chạm vào 2 đầu âm dương của cục pin. Ví dụ: cặp 3 và 4 nếu đồng hồ chạy lên dần theo chiều thuận thì dây ở cực dương chính là dây dương (tức là đầu đầu) còn dây ở cực âm của cục pin chính là đầu cuối, chẳng hạn dây 3 ở cực dương cục pin thì xác định dây 3 là dây dương (tức là đầu đầu), còn đầu 4 đang ở cực còn lại chính là cực âm, tức là dây 4 chính là dây âm (ở đầu cuối).

Còn nếu đồng hồ thang đo chạy ngược lại, thì đầu 3 sẽ là cuối, còn đầu 4 là đầu dương. Tương ứng cặp 5 và 6 nếu làm tương tự thì ta cũng đã xác định được phần đầu cuối. Còn đối với cặp 1 và 2 thì ngược lại, cứ dây nào đang nối với que dương của đồng hồ thì nó chính là dây dương âm (phần đầu cuối), dây còn lại đang nối với que âm của đồng hồ sẽ là dây dương (là phần đầu đầu)

2. Sơ đồ và cách đấu dây động cơ điện 3 pha 380V và 200V

a) Cách đấu dây điện 3 pha 380V

Điện 3 pha 380V chính là chuẩn của điện áp sử dụng tại Việt Nam, chạy trên đường điện 3 pha 4 dây. Cách đấu điện 3 pha 380V từ điện lưới quốc gia thường dùng cho hệ thống điện nhà xưởng và dùng các thiết bị điện 3 pha, máy móc có chuẩn điện áp là 380V.

Trên thực tế, dòng điện 3 pha thường được sử dụng phổ biến cho các hệ thống sản xuất công nghiệp, các nhà xưởng, xí nghiệp kinh doanh,… có sử dụng nhiều máy móc công suất lớn, vận hành liên tục và có yêu cầu cao về dòng điện.

Hiện nay, điện 3 pha đã được sử dụng rộng rãi hơn trước đây rất nhiều. Một số hộ gia đình có điều kiện thì sẽ có nhiều thiết bị điện hoặc tận dụng được nguồn điện 3 pha đang có sẵn ở lưới điện, đã sử dụng kèm trong gia đình.

Và cách đấu dây motor 3 pha 380V cũng tương tự như cách đấu dòng điện 3 pha 4 dây. Các bạn chỉ cần thực hiện theo cách đấu như vậy là đã có thể thực hiện được cách đấu điện dành cho động cơ 3 pha 380V. Dưới đây là sơ đồ đấu dây động cơ điện 3 pha:

*

Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha380V

b) Cách đấu dây điện 3 pha 200V

Điện 3 pha 200V chính là chuẩn của điện áp tại Nhật Bản. Dòng điện này sử dụng 3 pha dây nóng, 1 dây nguội, nằm trên hệ thống điện có 3 pha 4 dây. Cách đấu điện ra 3 pha của điện áp 200V từ nguồn điện 3 pha 380V thường sử dụng cho các thiết bị điện 3 pha được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trên thực tế, cách đấu điện motor 3 pha thường được sử dụng phổ biến ở các hệ thống sản xuất máy móc công nghiệp, nhà xưởng hay xí nghiệp sử dụng nhiều máy móc, động cơ có công suất lớn và yêu cầu cao về dòng điện.

Hiện nay, điện 3 pha đã được sử dụng rộng rãi hơn trước đây rất nhiều vì một số hộ gia đình có điều kiện đã sắm sửa rất nhiều thiết bị điện, kể cả các thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản. Do đó, việc tận dụng nguồn điện 3 pha 380V có sẵn để đấu nối thành điện 3 pha 200V cũng là điều dễ thấy.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng máy ổn áp thương hiệu Standa để thuận tiện trong việc đấu nối dây và lắp đặt thiết bị điện nhằm đảm bảo có được mức điện áp phù hợp nhất đối với các thiết bị khi sử dụng. Hiện tại, chiếc máy ổn áp Standa có đầy đủ 3 đầu ra lần lượt là 380V, 220V, 200V đều là 3 pha cho các thiết bị điện phổ thông trên toàn thế giới.

c) Cách chuyển dòng điện 3 pha trở thành điện 1 pha

Phải đặt 1 trong 2 cuộn dây pha trở thành cuộn dây làm việc, cuộn dây còn lại thành cuộn dây khởi động. Trị số tụ điện bạn phải chọn sao cho tạo thành 1 góc lệch pha giữa dòng điện của cuộn làm việc và khởi động có thể đạt được 900. Cần chuẩn bị các sơ đồ nguyên lý để chuyển đổi sang đấu motor điện 3 pha thành điện 1 pha.

Theo nguyên tắc trên thì tuỳ theo điện áp nguồn cũng như điện áp định mức của cuộn dây pha, chúng ta có thể chọn 1 trong 4 sơ đồ sau:

*

Sơ đồ chuyển đổi sang đấu motor điện 3 pha thành điện 1 pha

Ví dụ : Một động cơ điện 3 pha đang có nhãn hiệu D/ Y – 220/ 380V

Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ hoạt động là 220V thì sau khi đấu thành 1 pha, chúng ta chọn sơ đồ ở hình 1 và hình 3. Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ đạt đến 380V sau khi đấu nối thành 1 pha thì ta hãy chọn sơ đồ ở hình 2 và hình 4.

Các bạn chỉ cần thực hiện cách chuyển đổi giống như sơ đồ ở hình trên là đã có thể thực hiện được cách đấu điện 3 pha thành 1 pha nhanh chóng và đơn giản.

3. Cách đấu điện 3 pha ra 3 dây

Có 2 cách đấu motor 3 pha được tiến hành cho động cơ điện 3 pha 6 đầu dây, đó là đấu hình sao và đấu hình tam giác. Khi nào đấu điện thành hình sao, khi nào đấu thành hình tam giác còn tùy thuộc vào thông số cụ thể của từng động cơ và vào điện áp đo được của lưới điện.

a) Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đấu tam giác (∆):

Giả sử, chúng ta có 1 động cơ điện 3 pha có thông số điện áp định mức là 220V/ 380V chạy trong lưới điện hiện tại là 110V/ 220V 3 pha. Trong trường hợp này thì động cơ điện sẽ được đấu nối theo kiểu tam giác cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (220V) của động cơ so với mức điện áp cao của lưới điện (220V).

*

Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đấu tam giác

b) Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đấu hình sao (Y):

Cũng là động cơ như trên, nhưng động cơ điện 3 pha có thông số điện áp định mức cụ thể là 220V/ 380V và lưới điện hiện tại của động cơ là 220V/ 380V chạy điện 3 pha. Trong trường hợp này thì động cơ điện sẽ được đấu theo kiểu hình sao (Y) cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ máy móc và mức điện áp cao của lưới điện quốc gia (380V).

Lưu ý khi đấu motor 3 pha:

Trên động cơ ghi là 127V/ 220V thì các bạn chỉ đấu hình sao và sử dụng với điện áp là 220V chạy 3 pha.Trên động cơ ghi 380V/ 660V thì chỉ cần đấu hình tam giác để sử dụng điện áp 220V/ 380V chạy 3 pha.Motor điện công suất trong khoảng từ 0,18 – 3,7k
W với lưới điện áp 220/380V, 50hz cũng sẽ được đấu hình tam giác.Motor điện công suất của máy đạt trên 3,7k
W với lưới điện là 380/660V, 50hz cũng sẽ được đấu hình sao.

*

Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đấu hình sao

4. Cách đấu điện 3 pha 4 dây thông dụng nhất hiện nay

Hiện nay, điện lưới 3 pha đang được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất vì nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội đáng ghi nhận. Hơn nữa, số lượng nhà xưởng, xí nghiệp mới tại Việt Nam ngày càng mọc lên nhiều, do đó lượng thiết bị tiêu thụ điện cũng tăng lên.

Động cơ 3 pha nếu so với động cơ 1 pha thì có nhiều đặc tính ưu việt hơn. Bên cạnh đó, cách cấu tạo của động cơ điện 3 pha thực ra cũng rất đơn giản. Tuy nhiên chúng còn phức tạp hơn ở cách đấu điện 3 pha 4 dây.

Sử dụng động cơ điện 3 pha thay cho 1 pha trong sản xuất giúp tiết kiệm dây dẫn và đem lại công suất lớn. Tỉ lệ phần trăm thiết bị sử dụng loại điện 3 pha này trên thực tế đã đạt đến con số khoảng 25%.

Điện 3 pha 4 dây bao gồm có 3 dây pha hay còn được gọi là dây nóng và dây lửa,động cơ có nguồn điện là 380V. Và một dây trung tính hay còn gọi là dây mát = 0V. Cách đấu dây điện 3 pha 4 dây cũng tương tự như với cách đấu nối dây điện 3 pha 3 dây. Cách đấu được thực hiện như hình sau:

*

Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 4 dây cũng khá đơn giản

Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến đấu nối điện như trên đây, nếu như các bạn không phải là người am hiểu sâu về điện thì tốt nhất nên nhờ đến các thợ sửa chữa điện nước chuyên nghiệp. Tuyệt đối không nên tự ý lắp đặt, đấu nối hoặc sửa chữa đường dây điện bởi như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân cũng như sự an toàn của mọi người trong gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *