Th
S.BS Ngô Thị Kim PhượngQuản lý Y khoa Vùng 2 - miền Trung - Tây Nguyên
Hệ thống tiêm chủng VNVC
Bên cạnh chú trọng thực đơn dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng vắc xin cho bà bầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp mẹ và bé đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm dẫn đến các hệ quả đáng tiếc trong thai kỳ. Vậy lịch tiêm phòng cho bà bầu như thế nào? Cần lưu ý những gì khi tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin trên. Bạn đang xem: Bầu 4 tháng tiêm phòng gì
Trước khi mang thai cần tiêm phòng những vắc xin gì?
Tiêm vắc xin đầy đủ trước mang thai không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ, phát triển đầy đủ và toàn diện về thể chất và tinh thần, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời, đặc biệt là khi trẻ chưa đủ tuổi chủng ngừa các loại vắc xin.
1. Vắc xin cúm
Cúm là bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh. Khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến thai chết lưu và gây sảy thai. Do đó, vắc xin cúm đặc biệt cần thiết với phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai.
2. Vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc xin ho gà rất dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng. Bạch hầu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, thai lưu và đẻ non. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như suy hô hấp, tổn thương tim, thận và tổn thương thần kinh. Trong khi đó, uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (25% – 90%) đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ và có nguy cơ cao mắc bệnh nếu mẹ chưa tiêm phòng vắc xin này.
3. Vắc xin phòng phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,… Ngày nay, không chỉ riêng trẻ em, phế cầu khuẩn đã tấn công nhiều hơn ở người lớn, đặc biệt là người già có bệnh nền gây khó khăn trong điều trị do khả năng kháng kháng sinh. Cùng với sự ảnh hưởng của Covid-19 lên phổi, nhiều người đã từng nhiễm Covid-19 cũng tăng nhận thức trong việc tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn, tránh tác động kép cùng lúc lên hệ hô hấp.
Hiện nay, chi phí điều trị các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn có thể kéo dài đến hàng trăm triệu đồng/ ca và điều trị dài ngày.
4. Vắc xin phòng Sởi – quai bị – Rubella
Sởi: Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch, đe dọa nguy cơ suy thai, sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi rất cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.Quai bị: Virus quai bị (Mumps virus) có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ mang thai mắc quai bị ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đe doạ cho thai kỳ và thai nhi. Nếu nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng càng cao, có thể gây dị tật thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa 3 bệnh trên chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất. Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cần tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
4. Thủy đậu
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nhiễm virus thủy đậu trong 3 tháng đầu rất có nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là những bóng nước để sẹo ở da, dị tật đầu nhỏ, trẻ sinh nhẹ cân, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày – thực quản… Có khoảng 30% trẻ tử vong nếu mắc thuỷ đậu bẩm sinh, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.
Phụ nữ chưa từng có miễn dịch thủy đậu cần được tiêm phòng vắc xin trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng từ nhỏ, vẫn cần tiêm 1 mũi tăng cường. Vắc xin thủy đậu nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
5. Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ mắc là 67.900 ca/ năm, tỷ lệ tử vong 25%-30%, nếu được cứu sống 50% bệnh nhân có di chứng nặng như di chứng thần kinh, khó khăn trong học tập, vấn đề trong ứng xử (2). Viêm não Nhật Bản ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ cần có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trước khi mang thai để phòng nguy cơ nhiễm viêm não Nhật Bản trong thai kỳ.
6. Viêm gan B
Khi mẹ nhiễm viêm gan B trong thời gian mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây truyền sang trẻ có thể lên đến 90%. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, chị em nên hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai.
Ngoài ra, trước khi mang thai, phụ nữ còn được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng virus HPV – nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; vắc xin phòng Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,Y,W.
Phụ nữ được khuyến cáo tiêm phòng nhiều loại vắc xin quan trọng trước khi mang thai như: Cúm, Ho gà – bạch hầu – uốn ván, thủy đậu, viêm gan B,…Bà bầu nên đi tiêm phòng ở tháng thứ mấy?
Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, tùy vào từng loại vắc xin và sức khoẻ của phụ nữ mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm vắc xin phù hợp vào từng giai đoạn của thai kỳ.
Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm, Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác) theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ đang mang thai có thể tiêm phòng vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳLịch tiêm phòng cho bà bầu
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hiểu rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Một số loại vắc xin cần thiết, được khuyến cáo cho bà bầu có thể kể đến như: Vắc xin cúm, Ho gà – bạch hầu – uốn ván và vắc xin phòng uốn ván.
Vắc xin cúm: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Vắc xin Ho gà – bạch hầu – uốn ván: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi 10 năm. Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm 1 mũi vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Xem thêm: Để Kết Nối Internet Cần Những Thiết Bị Gì, Thiết Bị Nào Sau Đây Dùng Để Kết Nối Mạng
Vắc xin uốn ván:
Lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai (áp dụng theo thông tư 38/2017/TT-BYT):
1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản: – Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu – Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 – Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau – Mũi 4: ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau – Mũi 5: ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau 2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi): – Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu – Mũi 2: ít nhất một tháng sau lần 1 – Mũi 3: ít nhất 1 năm sau lần 2 3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại: – Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu – Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1 |
Bà bầu tiêm phòng trễ lịch có sao không?
Về nguyên tắc, tiêm đúng phác đồ, đúng lịch tiêm phòng cho bà bầu là phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất, vì khi đó vắc xin sẽ phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh. Nếu vì nguyên do bất khả kháng khiến việc tiêm vắc xin bị chậm trễ, cũng sẽ không làm giảm hiệu quả của vắc xin sau khi hoàn thành lịch tiêm.
Theo đó, phụ nữ mang thai cần hoàn tất các vaccine được khuyến cáo trước thời gian tối thiểu, ví dụ vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cần hoàn tất trước khi mang thai 1 đến 3 tháng, vắc xin thủy đậu cần hoàn tất tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Việc trì hoãn hay trễ lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi vô tình tiếp xúc với mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi quá lịch hẹn, bà bầu nên đi tiêm chủng càng sớm càng tốt và cần thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm phù hợp, đảm bảo hiệu quả của vắc xin.
Khi quá lịch hẹn, bà bầu nên đi tiêm chủng càng sớm càng tốt và cần thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm phù hợpLịch tiêm phòng cho bà bầu tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và tiền sử tiêm chủng của mỗi cá nhân. Để được chỉ định tiêm chủng phù hợp, bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng uy tín như VNVC, liên hệ theo số Hotline 028 7300 6595 để được tư vấn, đặt lịch tiêm.
Với tâm thế tạo mọi điều kiện tốt nhất để chào đón thành viên mới trong gia đình, vấn đề: “Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy? rất được quan tâm”. Thoạt đầu, chương trình tiêm phòng cho bà bầu có vẻ phức tạp vì có nhiều mũi cần hoàn thành.
Nhưng biết được lịch tiêm và lợi ích của các vắc-xin sẽ giúp sự kiện chào đón con nhỏ trở nên trọn vẹn hơn. Doctor có sẵn kính mời quý độc giả tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về thời điểm cần tiêm cho bà bầu và mức độ an toàn của các vắc-xin.
Tóm tắt nội dung
Cần tiêm mũi gì khi đang mang thai?
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu được khuyến cáo tiêm phòng uốn ván. Đây là loại vắc-xin quan trọng nhất cần được tiêm cho bà bầu để tránh những hậu quả đáng tiếc cho mẹ và bé.
Các mẹ bầu vẫn có thể tiêm các vắc-xin khác như cúm (dạng bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc-xin, tiêm chưa đủ mũi, đang nhiễm virus viêm gan C hoặc có các bệnh gan mạn tính khác). Tuy nhiên, hai loại vắc-xin này tốt nhất vẫn nên được chủ động tiêm trước khi có kế hoạch mang thai, nhất là khi Việt Nam có tỷ lệ mắc cúm và viêm gan B rất cao.
Ngoài ra, ở một số đối tượng nguy cơ cao, bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ bầu một số loại vắc-xin khác như: viêm gan A, não mô cầu, phế cầu.
Tiêm phòng uốn ván rất quan trọng đối với các mẹ bầuTiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?
Mỗi loại vắc-xin trước khi được phân bố rộng rãi trên thị trường đã trải qua rất nhiều thử nghiệm để kiểm chứng mức độ hiệu quả và an toàn của nó. Đa số các vắc-xin dành cho bà bầu đều an toàn cho mẹ và thai nhi, miễn là được sử dụng đúng chỉ định và đúng thời điểm được khuyến cáo.
Các vắc-xin nói chung có thể gây ra một số tác dụng phụ thông thường như sốt, đau mỏi, nhức đầu. Hy hữu xảy ra những biến chứng nặng của vắc-xin như sốc phản vệ. Nhưng đây là đặc tính của tất cả các loại vắc-xin nói chung. Những nguy cơ của vắc-xin là quá nhỏ so với lợi ích to lớn mà nó mang lại.
Nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy?
Đối với các mẹ bầu, các vắc-xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Trong đó, vắc-xin uốn ván là quan trọng nhất. Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ chủ yếu dành cho sự hình thành các cơ quan, thai nhi nhìn chung chưa được ổn định.
Lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu tương đối rắc rối vì có nhiều mũi tiêm. Số mũi tiêm ở lần mang thai này phụ thuộc số mũi đã tiêm và thời gian tiêm trong quá khứ. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên theo dõi sát lịch tiêm uốn ván để đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể mẹ và bé.
Một cách tổng quát nhất, tổng số lần cần tiêm vắc-xin uốn ván là 5 lần, bao gồm 2 mũi trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp xảy ra, thời gian cụ thể về tiêm phòng uốn ván được quy định như sau:
Nếu thai phụ chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đây, hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng cách đây trên 5 năm (hiệu quả bảo vệ rất thấp): cần tiêm đủ 2 mũi, với mũi 1 vào tháng thứ 4 hoặc 5, mũi 2 sau đó một tháng (tháng thứ 5 hoặc 6), và hoàn thành 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng.Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi (dưới 5 năm) hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi trước khi mang thai: cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.Nếu thai phụ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, và lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi ở thai kỳ này.Nếu thai phụ đã được tiêm đủ phác đồ 5 mũi uốn ván (dưới 10 năm): không cần tiêm bổ sung vì khả năng bảo vệ lúc này lên đến 95%.Nếu thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván với mũi thứ 5 cách đây trên 10 năm: nên tiêm nhắc lại 1 mũi ở thai kỳ này.Tiêm phòng trước khi mang thai cũng rất quan trọng
Tiêm phòng dành cho bà bầu không chỉ gồm các vắc-xin trong giai đoạn đang mang thai. Để kế hoạch chào đón con trở nên trọn vẹn nhất, các mẹ cũng cần để ý đến chương trình tiêm phòng trước khi mang thai.
Các chị em cần hoàn thành những mũi tiêm sau đây trước khi có ý định mang thai để phòng bệnh tốt nhất cho mẹ và bé:
Sởi – Quai bị – RubellaViêm gan BThủy đậu
Các vắc-xin này cần được tiêm tối thiểu 1 tháng trước thời điểm thụ thai. Tiêm quá gần thời điểm thụ thai làm tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi, vì giai đoạn đầu phôi thai rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. An toàn nhất là tiêm cách thời điểm thụ thai 3 tháng.
Tiêm phòng cho phụ nữ giai đoạn trước khi mang thai cũng rất quan trọngCần lưu ý vắc-xin Thủy đậu và vắc-xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella không được tiêm trong thời kỳ mang thai. Vì đây là các vắc-xin sống, tiềm ẩn khả năng gây bệnh cho thai nhi.
Trong khi đó, nếu bà mẹ đã bỏ lỡ mũi viêm gan B và cúm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm 2 loại vắc-xin này trong giai đoạn mang thai theo lịch tiêm được khuyến cáo của từng loại.
Mọi quyết định liên quan tiêm vắc-xin cho bà bầu cần thông qua sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ về nguy cơ và lợi ích của từng loại vắc-xin. Các bà mẹ nên có sổ tiêm phòng để theo dõi tiền sử tiêm phòng của mình, giúp cho các quyết định tiêm vắc-xin trong tương lai trở nên dễ dàng hơn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về chủ đề nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy tại phonghopamway.com.vn. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.