Ba Thiết Bị Đầu Vào Phổ Biến Gồm Những Gì, Thiết Bị Ngoại Vi Là Gì

Máy quét là thiết bị đưa dữ liệu dạng ảnh vào máy tính. Một số máy quét được cài phần mềm nhận dạng kí tự quang học nên có chức năng xử lí dữ liệu ảnh và chuyển chúng thành văn bản. 


1.2

Tai nghe trong Hình 1.2 là loại thiết bị nào?

*

A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.

C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.

Bạn đang xem: Ba thiết bị đầu vào phổ biến gồm những gì

Phương pháp giải:

- Quan sát Hình 1.2 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra

Lời giải chi tiết:

Tai nghe trong Hình 1.2 là loại thiết bị:

B. Thiết bị ra.

Tai nghe là thiết bị ra, làm việc với dữ liệu dạng âm thanh. 


1.3

Đĩa cứng trong Hình 1.3 là loại thiết bị nào?

*

A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.

C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.

Phương pháp giải:

- Quan sát Hình 1.3 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra

Lời giải chi tiết:

Đĩa cứng trong Hình 1.3 là loại thiết bị:

D. Thiết bị lưu trữ.

Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ. Mặc dù có trao đổi dữ liệu (vào, ra) với máy tính nhưng quá trình trao đổi này không mã hoá và giải mã dữ liệu giữa người và máy nên không được gọi là thiết bị vào hay thiết bị ra.


1.4

Bộ điều khiển game trong Hình 1.4 là loại thiết bị nào?

*

A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.

C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.

Phương pháp giải:

- Quan sát Hình 1.4 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra

Lời giải chi tiết:

Bộ điều khiển game trong Hình 1.4 là loại thiết bị:

A. Thiết bị vào.

Bộ điều khiển game được coi là một loại thiết bị vào, nhận dữ liệu là trạng thái các nút được bấm xuống. Bộ điều khiển game phù hợp với những game TPP (người chơi có góc nhìn từ phía sau nhân vật) hơn FPP (người chơi có góc nhìn của nhân vật).

Khi có tương tác như bắn súng trong game, bộ điều khiển game có thể rung lên. Trong trường hợp đó, nó cũng có thể được coi là một thiết bị ra. Tuy nhiên chức năng chính của tay cầm vẫn là tiếp nhận điều khiển của người chơi. Vì vậy đáp án đúng là A. Tuy nhiên, nếu phân tích yếu tố rung của tay cầm và chọn đáp án C thi cũng chấp nhận được.


1.5

Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra?

A. Máy vẽ. B. Máy in.

C. Màn hình. D. Máy quét.

Phương pháp giải:

- Thiết bị ra gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được

Lời giải chi tiết:

Thiết bị không phải là thiết bị ra:

D. Máy quét.

Màn hình, máy in, máy vẽ đều là thiết bị ra. Máy quét là thiết bị vào.


1.6

Thuật ngữ nào sau đây dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính?

A. Màn hình. B. Phần mềm.

C. Phần cứng. D. Tài nguyên dùng chung.

Phương pháp giải:

- Thiết bị vào – ra làm việc với những dạng thông tin như: âm thanh, hình ảnh, văn bản, con số...

- Các thiết bị vào - ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính:

C. Phần cứng

“Màn hình” là thiết bị ra, “phần mềm” không phải là thiết bị nên đều bị loại. Thuật ngữ “tài nguyên dùng chung” có thể liên quan đến phần cứng hoặc phần mềm nhưng không phải thiết bị vào – ra nào cũng là tài nguyên dùng chung; vậy phương án này cũng bị loại. Đáp án đúng là “phần cứng” vì phần cứng bao gồm cả thiết bị vào – ra.


1.7

Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là gì?

A. Máy vẽ đồ thị. B. Bàn phím.

C. Máy in. D. Máy quét.

Phương pháp giải:

- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính

Lời giải chi tiết:

Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là:

B. Bàn phím.

Thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu dạng số và văn bản vào máy tính là bàn phím. 


1.8

Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào?

A. Micro, máy in.

B. Máy quét, màn hình.

C. Máy ảnh kĩ thuật số, loa.

D. Bàn phím chuột.

Phương pháp giải:

- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính

Lời giải chi tiết:

Phương án chỉ gồm các thiết bị vào

D. Bàn phím chuột.

Ba phương án có thiết bị ra là A (có máy in), B (có màn hình), C (có loa) nên bị loại. Chỉ có D (bàn phím, chuột) là phương án chỉ gồm thiết bị vào.


1.9

Khi đang gọi điện thoại video cho bạn, em không nghe thấy tiếng, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án nào

A. Bật micro của mình và nhắc bạn bật micro.

B. Bật loa của mình và nhắc bạn bật micro.

C. Bật micro của mình và nhắc bạn bật loa.

D. Bật loa của mình và nhắc bạn bật loa.

Phương pháp giải:

Khi phía bên kia đang nói mà em không nghe thấy thì có thể xảy ra khả năng loa của em hoặc micro đầu bên kia không bật.

Lời giải chi tiết:

Khi đang gọi điện thoại video cho bạn, em không nghe thấy tiếng, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án:

B. Bật loa của mình và nhắc bạn bật micro.


1.10

Phương án nào sau đây là thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình?

A. Bàn phím.

B. Bút cảm ứng.

C. Nút cuộn chuột.

D. Màn hình.

Phương pháp giải:

- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính

Lời giải chi tiết:

Thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình:

B. Bút cảm ứng.

Phương án C (nút cuộn chuột) không phải thiết bị vào mà chỉ là một phần của thiết bị vào, hơn nữa nó không thực hiện chức năng chọn một đối tượng trên màn hình. Màn hình, bàn phím không phải thiết bị trỏ. Vậy đáp án B là đúng. 


1.11

Minh kể với An: “Khi chơi một game chiến thuật trên máy tính, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến mức màn hình của tớ rung lên bần bật". An bảo Minh: “Màn hình không thể rung lên thế được!”. Em hãy giải thích tại sao bạn An có thể kết luận như vậy.

Xem thêm: Các Kiểu Setup Phòng Họp Chữ U 2Mx1M Màu Fami, Bàn Họp Hình Chữ U

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Màn hình tuy là thiết bị ra nhưng dữ liệu ra là hình ảnh. Màn hình không được thiết kế phần cơ khí để giải mã sự kiện rung lắc. Vì vậy, màn hình không thể rung lên vì những sự kiện trong game. 


1.12

Khoa kể với Minh: “Tớ nghĩ chiếc loa thông minh có thể ghi âm tiếng động xung quanh và chuyển tín hiệu đến một địa chỉ khác”. Minh: “Đó là điều không thể xảy ra được!”. Em hãy cho biết, bạn nào có lí? Tại sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Bạn Khoa nói có lí vì loa thông minh có gắn micro (để nghe mệnh lệnh qua trợ lí ảo). Mặt khác, nó có kết nối với bên ngoài nên khả năng nó ghi âm điện và gửi dữ liệu đi hay không chỉ phụ thuộc phần mềm. Bạn Khoa nói “có thể” xảy ra điều đó là có lí.


1.13

Điện thoại thông minh có nhiều điểm tương đồng với máy tính. Em hãy cho biết bộ phận nào của điện thoại thông minh là thiết bị vào – ra?

Phương pháp giải:

- Thiết bị vào – ra làm việc với những dạng thông tin như: âm thanh, hình ảnh, văn bản, con số...

- Các thiết bị vào - ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Điện thoại thông minh có thể xử lí thông tin như một chiếc máy tính. Màn hình cảm ứng của nó là thiết bị vừa vào, vừa ra. Điện thoại thông minh dùng bàn phím ảo


1.14

Thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lí và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra. Tại sao nó vẫn không được xem là tương đồng với máy tính như điện thoại thông minh?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Mặc dù thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lí và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra nhưng nó vẫn chỉ được xem là một thiết bị vào. Đó là vì nó chỉ xử lí một loại dữ liệu với chức năng mã hóa hình ảnh và nhận dạng kí tự. Người sử dụng không thể yêu cầu nó thực hiện các nhiệm vụ khác bằng những phần mềm mới, cài đặt vào máy.


1.15

Em hãy mô tả chức năng của kính thông minh. Kính thông minh chỉ là một thiết bị vào - ra hay được coi là một thiết bị đa chức năng giống như điện thoại di động?

*

 

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 1.5 và dựa vào sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Kính thông minh (smart glasses) là thiết bị có tính năng như một chiếc điện thoại thông minh. Nó được trang bị một màn hình nhỏ dùng để trình chiếu nội dung trước mặt người sử dụng. Nếu người sử dụng không cần đọc thì màn hình cũng không cản trở đến tầm nhìn phía trước của họ.

Kính thông minh còn được trang bị micro để nghe lệnh qua trợ lí ảo. Tuy không có tai nghe nhưng nó có bộ phát âm thanh để nghe bằng điện thoại qua bluetooth.

Kính thông minh có thể được cài đặt phần mềm bổ sung để tăng tính năng. Đó là một thiết bị đa chức năng giống như điện thoại di động được điều khiển bằng giọng nói


*
Bình luận
*
Chia sẻ
Chia sẻ
Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu
Bài tiếp theo
*

Báo lỗi - Góp ý

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

*



TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Bài giải mới nhất


× Góp ý cho loigiaihay.com

Hãy viết chi tiết giúp Loigiaihay.com

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!


Gửi góp ý Hủy bỏ
× Báo lỗi góp ý

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Sai chính tả

Giải khó hiểu

Giải sai

Lỗi khác

Hãy viết chi tiết giúp Loigiaihay.com


Gửi góp ý Hủy bỏ
× Báo lỗi

Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!


Họ và tên:


Gửi Hủy bỏ
Liên hệ Chính sách
*
*


*

*

Đăng ký để nhận lời giải hay và tài liệu miễn phí

Cho phép loigiaihay.com gửi các thông báo đến bạn để nhận được các lời giải hay cũng như tài liệu miễn phí.

1. Thiết bị đầu vào của máy tính là gì?

Một thiết bị đầu vào là bất kỳ phần cứng nào gửi dữ liệu đến máy tính, cho phép người dùng tương tác và kiểm soát nó. Bàn phím và chuột máy tính là hai thiết bị đầu vào phổ biến nhất, nhưng cũng có nhiều thiết bị khác có thể nhập dữ liệu vào máy tính.

Ảnh minh họa bên dưới cho thấy một bàn phím và một chuột là ví dụ cho các thiết bị đầu vào phổ biến nhất.

*

Bàn phím và Chuột - Thiết bị đầu vào

2. Danh Sách các loại thiết bị đầu vào

- Thiết bị chuyển đổi âm thanh

- Máy đọc mã vạch

- Sinh trắc học (ví dụ: máy quét dấu vân tay ).

- Đầu đọc danh thiếp

- Máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim kỹ thuật số.

- EEG (điện não đồ)- Gamepad, cần điều khiển.

- Máy tính bảng đồ hoạ

- Bàn phím máy tính

- Các thiết bị hình ảnh y tế (ví dụ: X-quang, quét CAT và hình ảnh siêu âm).

- Micrô (sử dụng nhận dạng giọng nói bằng giọng nói hoặc xác minh sinh trắc học ).

- Bàn phím MIDI

- Chuột máy tính, bàn di chuột hoặc các thiết bị trỏ khác.

- OMR (đầu đọc dấu quang học)

- Đầu đọc thẻ đục lỗ

- Máy quét scanner

- Cảm biến (ví dụ: cảm biến nhiệt và định hướng).

- Thiết bị hình ảnh sonar

- Bút cảm ứng (với màn hình cảm ứng).

- Màn hình cảm ứng smartphone, tablet

- Webcam

*

Chuột máy tính - Thiết bị đầu vào

3. Thiết bị đầu vào của máy tính của tôi là gì?

Mỗi máy tính đều được trang bị bàn phím và chuột (hoặc bàn di chuột đối với máy tính xách tay) như là các thiết bị đầu vào tiêu chuẩn. Còn việc có các thiết bị đầu vào khác hay không, phụ thuộc vào những gì đã được cài đặt trong máy tính và những thiết bị nào được kết nối với nó.

Để biết chính xác tất cả các thiết bị đầu vào có trong máy tính của mình, người dùng có thể xem danh sách thiết bị đầu vào được liệt kê.

- Bàn phím (keyboard): được sử dụng để nhập dữ liệu vào máy tính bằng cách nhấn các phím.

- Chuột (mouse): được sử dụng để điều khiển con trỏ trên màn hình và thực hiện các thao tác như chọn, kéo và thả.

- Bút vẽ (stylus): được sử dụng để vẽ hoặc viết trực tiếp trên màn hình hoặc bề mặt đặc biệt.

- Máy quét (scanner): được sử dụng để chuyển đổi các tài liệu giấy sang dạng điện tử trên máy tính.

- Máy ảnh số (digital camera): được sử dụng để chụp ảnh và lưu trữ trên máy tính.

- Microphone (micro): được sử dụng để ghi âm hoặc giọng nói và chuyển đổi thành dữ liệu số trên máy tính.

- Thiết bị (card reader): được sử dụng để đọc các loại thẻ nhớ và chuyển đổi dữ liệu sang dạng số trên máy tính.

Các thiết bị đầu vào khác cũng có thể được sử dụng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cấu hình máy tính.

*

Đầu đọc thẻ nhớ - Thiết bị đầu vào

4. Thiết bị đầu vào gửi gì đến máy tính?

Cách mà thiết bị đầu vào gửi dữ liệu đến máy tính phụ thuộc vào loại thiết bị. Tuy nhiên, tất cả các thiết bị đầu vào đều truyền dữ liệu từ thiết bị tới máy tính thông qua dây cáp hoặc kết nối không dây. Ví dụ, khi di chuyển chuột máy tính, dữ liệu được gửi đến máy tính là các chuyển động trên trục XY được sử dụng để hiển thị con trỏ chuột trên màn hình.

5. Tại sao máy tính cần thiết bị đầu vào?

Hiện nay, thiết bị đầu vào rất quan trọng vì chúng cho phép người dùng tương tác và cung cấp thông tin mới cho máy tính.

Ví dụ, nếu máy tính không có thiết bị đầu vào, nó có thể hoạt động nhưng không thể thay đổi cài đặt, sửa lỗi hoặc thực hiện các tương tác khác của người dùng. Hơn nữa, nếu bạn muốn thêm thông tin mới vào máy tính như văn bản, lệnh, tài liệu, hình ảnh, v.v., bạn sẽ không thể làm được điều đó nếu không có thiết bị đầu vào.

6. Sự khác nhau giữa thiết bị đầu vào và đầu ra là gì?

Một thiết bị đầu vào sẽ gửi thông tin tới hệ thống máy tính để xử lý và thiết bị đầu ra sẽ tái tạo hoặc hiển thị kết quả xử lý đó. Thiết bị đầu vào chỉ cho phép người dùng nhập dữ liệu vào máy tính, trong khi thiết bị đầu ra chỉ nhận dữ liệu đầu ra từ các thiết bị khác.

Tóm lại, thiết bị đầu vào là các phụ kiện hoặc thành phần của máy tính được sử dụng để truyền thông tin và tương tác với máy tính. Bàn phím, chuột, bút vẽ, máy quét, máy ảnh số, micro và thiết bị đọc thẻ nhớ là một số ví dụ về các thiết bị đầu vào phổ biến. Việc lựa chọn các thiết bị đầu vào phù hợp tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cấu hình của máy tính.


*

Mai Văn Học


Tôi là Mai Văn Học - Reviewer chuyên về công nghệ tại phonghopamway.com.vn. Tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực máy tính, laptop. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú về công nghệ, tôi luôn mang đến cho người dùng những đánh giá chi tiết, toàn diện về tính năng, hiệu suất và giá trị của các sản phẩm máy tính và công nghệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *