Bị táo bón nên ăn gì phòng táo bón nên ăn gì và tránh ăn gì?

SKĐS - T&#x
E1;o b&#x
F3;n l&#x
E0; một hiện tượng kh&#x
E1; phổ biến, c&#x
F3; thể l&#x
E0; do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, t&#x
E1;c dụng phụ của thuốc hoặc chỉ l&#x
E0; qu&#x
E1; tr&#x
EC;nh l&#x
E3;o h&#x
F3;a tự nhi&#x
EA;n. Một số loại thực phẩm dưới đ&#x
E2;y chứa chất xơ v&#x
E0; một số hoạt chất gi&#x
FA;p tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa t&#x
EC;nh trạng t&#x
E1;o b&#x
F3;n.

Bạn đang xem: Ăn gì phòng táo bón


1. Đậu cung cấp chất xơ, giảm táo bón hiệu quả2. Mận khô kích thích tiêu hóa, chống táo bón3. Hạt chia thúc đẩy nhu động ruột4. Hạt lanh làm trơn đường ruột, giảm táo bón5. Táo chứa chất xơ và pectin hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng6. Người bị táo bón nên kiêng gì?

Theo Th
S. BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa: Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi đại tiện mà không đi được, phải rặn mạnh, hoặc khoảng cách 2 lần đi đại tiện xa nhau, trên 3 ngày mới đi đại tiện hoặc đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần.BS. Lê Thị Hải cho biết: Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống và lối sống. Một chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất đạm và uống không đủ nước... là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến táo bón. Do vậy, để phòng ngừa và điều trị táo bón, chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng.Dưới đây là 5 loại thực phẩm dễ dàng kết hợp vào các bữa ăn hoặc dùng như một bữa ăn nhẹ để hỗ trợ chức năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

1. Đậu cung cấp chất xơ, giảm táo bón hiệu quả

Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ và magie dồi dào, đây là 2 chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Đậu cũng là nguồn cung cấp tinh bột kháng, là loại tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng. Tinh bột kháng không bị tiêu hóa ở ruột non, thay vào đó, những tinh bột này đi qua hệ tiêu hóa một phần hoặc toàn bộ.
ĐỌC NGAY
Tinh bột kháng khác với chất xơ, nhưng nó hoạt động theo một cách rất giống nhau. Khi tinh bột kháng tiêu đến ruột kết, nó sẽ bị vi khuẩn đường ruột lên men và biến thành acid béo chuỗi ngắn. Những acid béo này hỗ trợ sức khỏe của thành ruột, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa tổng thể.Th
S. Lê Thị Hải cho biết: Chất xơ bao gồm 2 loại, chất xơ hòa tan (pectin) và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan là nguồn chất xơ giá trị nhất bởi nó còn được xem như là một prebiotic (là thức ăn nuôi các lợi khuẩn), qua đó hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn.Các loại đậu chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, trong khi chất xơ không hòa tan bổ sung lượng lớn vào phân, giúp ngăn ngừa táo bón.

2. Mận khô kích thích tiêu hóa, chống táo bón

Trong mận khô chứa hàm lượng lớn sorbitol - một chất có tác dụng tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột, hỗ trợ chứng táo bón và khó tiêu. Ngoài ra, mận khô còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol dồi dào. Các thành phần này có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa của dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột, giúp chống táo bón.
Ngoài tác dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, mận còn được tận dụng để chữa táo bón và các chứng bệnh đường tiêu hóa.
Bạn có thể ăn vài quả mận khô như một bữa ăn nhẹ hoặc thêm mận khô vào nhiều món ăn khác nhau để tăng cường chất xơ và vị ngọt tự nhiên. Để giảm hàm lượng chất béo trong công thức nấu ăn, bạn có thể thay thế tới một nửa số bơ hoặc dầu bằng một lượng mận nghiền nhuyễn tương đương.

3. Hạt chia thúc đẩy nhu động ruột

Hạt chia cung cấp hơn 10% lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và đóng vai trò trong quá trình tiêu hóa, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Khi ngâm với nước, hạt chia tạo thành một chất giống như gelatin giúp làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.
Cách sử dụng hạt chia tốt cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường
Hạt chia có lợi cho sức khỏe như thế nào?
Khá dễ dàng đưa hạt chia vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể rắc một ít hạt chia lên bát ngũ cốc sữa chua cho bữa sáng, salad và sinh tố để tăng cường dinh dưỡng. Sử dụng hạt chia trong các công thức làm bánh như bánh nướng xốp, bánh mì hoặc bánh kếp. Hạt chia cũng có thể được sử dụng để làm đặc nước sốt hoặc làm chất kết dính thay trứng. Chỉ cần trộn một thìa hạt chia với 3 thìa nước và để yên trong 15 phút để có được độ đặc giống như gel.

4. Hạt lanh làm trơn đường ruột, giảm táo bón

Hạt lanh chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan. Vì chúng chứa rất nhiều chất xơ, hãy đảm bảo uống đủ nước để ngăn ngừa bất kỳ khó chịu nào về đường tiêu hóa có thể xảy ra khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn.Hạt lanh còn chứa nhiều omega-3 rất tốt cho cơ thể, góp phần làm trơn đường ruột và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Để dễ dàng bổ sung hạt lanh trong chế độ ăn uống, xay nhỏ hạt lanh và thêm vào ngũ cốc, sữa chua hoặc sinh tố.
photo-1696836321333
Hạt lanh khá nhỏ, dẹt và có màu nâu, có thể chế biến chín để ăn riêng hoặc ăn cùng các loại thực phẩm khác.

5. Táo chứa chất xơ và pectin hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng

Táo chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là pectin. Chất xơ hòa tan này bổ sung số lượng lớn vào phân và đảm bảo phân đi qua đường tiêu hóa một cách trơn tru. Pectin còn tạo thành chất dạng gel khi tiếp xúc với nước, giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Ăn táo cả vỏ là một cách tuyệt vời để tăng lượng chất xơ. Táo cũng có hàm lượng nước cao, giúp hydrat hóa và giữ cho phân mềm.Ngoài việc ăn táo trực tiếp, có thể thêm vào hầu hết các bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Đối với bữa sáng, hãy thử thêm táo thái hạt lựu (cả vỏ) vào bột yến mạch, sữa chua hoặc sinh tố.

6. Người bị táo bón nên kiêng gì?

Th
S.BS. Lê Thị Hải lưu ý, những người hay bị táo bón nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán hoặc chế biến sẵn do chúng có ít chất xơ, nhiều chất béo, chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa. Hạn chế ăn đồ ngọt với nhiều đường bổ sung vì đồ ăn này không có lợi cho triệu chứng táo bón. Người bị táo bón cũng không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế như bột mì trắng, gạo xát trắng dễ gây đầy bụng. Nên thay bằng gạo lứt hoặc các loại khoai củ như khoai lang, khoai sọ, ngô...Khi bị táo bón cần kiêng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích. Những đồ uống này có thể khiến hút nước trong thành ruột và làm trầm trọng thêm bệnh táo bón.Ngoài ra, người có vấn đề về tiêu hóa nên ăn thêm sữa chua là thực phẩm hỗ trợ trị táo bón rất hiệu quả vì sữa chua có chứa các vi sinh vật được gọi là probiotics còn được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ phân giải thức ăn, làm mềm phân và hạn chế chứng đầy hơi, khó tiêu...
SKĐS - Táo bón là một bệnh lý thường gặp, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Khi trẻ bị táo bón, các bà mẹ thường tìm cách để bổ sung chất xơ cho trẻ nhưng có trường hợp lại khiến trẻ táo bón nặng hơn…
Táo bón có lẽ là nỗi ám ảnh không của riêng ai. Bởi không chỉ gây khó khăn khi đại tiện, táo bón còn gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu tình trạng kéo dài. Vậy nguyên nhân gây táo bón là gì? Bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân gây táo bón

Khi đại tiện, nếu phân khô cứng, khó đào thải ra ngoài, kèm theo đó là cảm giác đau rát hậu môn khi rặn thì lúc này, bạn đã bị táo bón. Trước khi trả lời câu hỏi bị táo bón nên ăn gì, chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thói quen nhịn đi đại tiện

Một số người, vì nhiều lý do khác nhau mà có thói quen nhịn đi đại tiện. Thói quen này kéo dài sẽ gây ra táo bón. Bởi nếu bạn nhịn đi đại tiện thì phân không được đào thải ra ngoài, mà tiếp tục “tích tụ” trong cơ thể. Lâu dần, phân trở nên nhiều, nặng và cứng hơn, khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn.

*

Thói quen nhịn đi đại tiện sẽ khiến phân trở nên nặng, cứng, gây ra táo bón

Hấp thụ quá nhiều sắt

Với người trưởng thành, khỏe mạnh, thì mỗi ngày, cơ thể cần 8mg sắt. Nếu nồng độ sắt cao hơn mức này, thì hoạt động của nhu động ruột sẽ bị ảnh hưởng, gây ra táo bón. Do đó, nếu muốn bổ sung thêm sắt, nhất là với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, thì nhất thiết phải bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bổ sung viên uống sắt một cách tùy tiện.

Xem thêm: Những Thiết Bị Cứu Sinh Trên Tàu Mà Bạn Phải Nắm Rõ, Những Loại Phao Cứu Sinh Trên Tàu

Chế độ ăn ít chất xơ

Đây là nguyên nhân gây táo bón rất phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Và không phải ngẫu nhiên mà nhiều người thắc mắc bị táo bón nên ăn gì bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề đi đại tiện. Theo đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nếu dung nạp quá nhiều đạm và chất béo mà không bổ sung chất xơ trong rau củ quả thì bất cứ ai cũng sẽ bị táo bón.

Rối loạn chức năng sàn chậu

Rối loạn chức năng sàn chậu khiến các cơ ở vùng bụng không thể co, các cơ ở vùng sàn chậu không giãn. Điều này cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài, khiến việc đi đại tiện gặp khó khăn, gây ra táo bón.

*

Rối loạn chức năng sàn chậu khiến việc đi đại tiện không được tự nhiên, dẫn đến táo bón

Tác dụng phụ của thuốc

Táo bón có thể là do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau,… Ngoài ra, một số người bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng do sử dụng thường xuyên với liều cao. Khi không uống thuốc thì không thể đi đại tiện, hoặc quá trình đại tiện gặp nhiều khó khăn.

2. Bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình trạng?

Bạn có thể cải thiện chứng táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bị táo bón nên ăn gì?

Trái cây

Trái cây được coi là “thực phẩm vàng” với sức khỏe. Bởi chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ mà lại ít calo. Để khắc phục táo bón, bạn nên tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long, dâu tây, việt quất, mận khô,… Dù ăn trực tiếp hay làm nước ép, sinh tố, salad thì đều mang lại hiệu quả như nhau.

*

Trái cây có tác dụng phòng ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả

Rau xanh

Cùng với trái cây, rau xanh cũng được xem là “thuốc nhuận tràng” cực kỳ hữu hiệu. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân, nhờ đó, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Do đó, đừng quên bổ sung rau xanh, đặc biệt là rau mồng tơi, rau lang, rau dền, súp lơ,… trong các bữa ăn hàng ngày.

Khoai lang, các loại đậu

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất. Còn các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, mè,… thì chứa nhiều chất béo tự nhiên. Vì thế, nếu không biết bị táo bón nên ăn gì để cải thiện thì khoai lang và các loại đậu là một gợi ý. Đây đều là những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa.

Sữa chua

Sữa chua chứa lượng lớn các lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Một hũ sữa chua mỗi ngày sẽ giúp đường ruột thêm khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

*

Sữa chua cũng là cái tên không thể bỏ qua nếu bạn muốn phòng ngừa và khắc phục chứng táo bón

Nước lọc, nước ép

Bạn nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Bởi nước không chỉ giúp quá trình thanh lọc, đào thải độc tố diễn ra thuận lợi, mà còn hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân. Vì vậy, để phòng ngừa và cải thiện táo bón, hãy uống thật nhiều nước. Có thể kết hợp nước lọc với sinh tố trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất để tốt cho sức khỏe.

Song song đó, hãy xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Đặc biệt, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và tránh xa uống thức uống có ga, rượu bia,…

Trong những trường hợp dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ:

Không đi đại tiện trong 4 - 5 ngày.

Bụng căng trướng, sờ vào thấy cứng.

Tình trạng táo bón kéo dài trên 3 tuần.

Có máu trong phân.

Mệt mỏi, suy nhược, nôn mửa, nóng sốt, ngất xỉu, mất ý thức,…

*

Tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan

Nhìn chung, nếu bị táo bón kéo dài và nghiêm trọng, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, tắc ruột, hội chứng ruột kích thích,…

Mọi nhu cầu khám chữa các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, bạn có thể đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa phonghopamway.com.vn. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc, đặc biệt là dàn máy nội soi hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị hiệu quả. Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch khám nhằm tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *